khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

VÀI SUY NGHĨ VỀ NGÀY 20-11 VÀ GIÁO DỤC CSVN - Tác giả Nguyễn Hữu Phương Hùng




Bất kỳ một xã hội nào , quốc gia nào , chế độ chính trị nào , ngành giáo dục bao giờ cũng là vị trí hàng đầu , là xương sống , là cái nôi đào tạo ra những con người ưu tú cho xã hội , cho quốc gia , cho chế độ đó . Chức năng của nó giống như một bà mẹ , sinh ra những đứa con để duy trì và phát triễn thế hệ kế thừa cho dòng giống , họ tộc . Mẹ nào con nấy . Người mẹ giõi , có cơ địa tốt , phẩm chất thông minh , được chăm sóc đầy đủ , chu đáo , nhất định khi thai nghén không sinh ra thần đồng thì cũng là mầm mống nhân tài trong thiên hạ . Chính vì lẽ đó , nghề giáo được xã hội trọng vọng , tôn kính là nghề cao quý nhất trong tất cả các ngành nghề . Xã hội , quốc gia , chế độ chính trị nào xem nhẹ vai trò giáo dục , đánh mất cái chất " chân , thiện , mỹ " trong giáo dục , tất sẽ suy vong và sụp đổ . Đó là quy luật tất yếu .

Từ nhiều chục năm qua , không phải ai cũng biết nguồn gốc tại sao có ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Việt Nam . Mọi người chỉ nghĩ đó là ngày vinh danh nghề giáo , nghề dạy học trò , bình thường như bao nghề khác.

Lần lại lịch sử , THE TEACHERS' CHARTER với 15 điều , dịch sang tiếng Việt là HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO được soạn thảo trong cuộc hôi nghị quốc tế của tổ chức FISE tại Varszawa , thủ đô Ba Lan vào năm 1949 . Hiến chương này được thông qua cuộc hội nghị Liên Hiệp Quốc Tế các Công Đoàn Giáo Dục lần thứ 19 tại Mát scơ va tháng 8 - 1954 mà Công đoàn giáo dục Việt Nam là một thành viên . Sau đó tai hội nghị FISE tháng 8-1957 ở Varszawa có Việt Nam tham dự , quyết định chọn ngày 20-11 hàng năm là ngày Hiến chương Nhà giáo Quốc tế. Bắt đầu từ 1958 trở đi .

Qua 15 điều của Hiến chương Nhà giáo , nói về mục đích của giáo dục , trách nhiệm của người dạy đối với học sinh ,nói về quyền lợi của người dạy phải được hưởng lương đủ sống cho cả gia đình , vợ con và các hổ trợ khác để người dạy được thăng tiến trong nghề nghiệp , phát huy được tài năng phục vụ cho ngành giáo dục phát triển hơn lên .Ta nên nhớ rằng Hiến chương này do Tổ chức FISE ( Fédération Internationale Syndycate des Enseignants ) LIÊN HIỆP QUỐC TẾ các CÔNG ĐOÀN GIÁO VIÊN , minh định những gì được gọi là tinh hoa tiến bộ nhất về giáo dục trên thế giới để các nước thực hiện cho quốc gia mình .


Đọc qua 15 điều trong hiến chương , đối chiếu lại quá trình giáo dục của đất nước ta , ta hoang mang không biết hiến chương này có giá trị gì và tác dụng đến đâu trong nền giáo dục Việt Nam hôm nay .

Khoan đi sâu vào chi tiết từng điều một trong 15 điều của hiến chương , do chính Việt Nam ta đồng thuận với thế giới từ 1957 . Nhìn vào tổng thể , toàn cảnh ngành giáo dục của ta từ 1975 đến nay , ta không thấy Hiến chương ấy mang lại một hiệu ứng tích cực nào trong đường lối , chủ trương , chính sách giáo dục của Việt Nam . Đó là một bức tranh hổn độn , vẽ lên những cảnh tượng làm ta xốn xang , đau xót , không hiểu nổi . Học sinh thì "ngồi nhầm lớp ", không được dạy về đạo đức , nhân cách làm người , chỉ biết có đấu tranh giai cấp , đạo đức cách mạng , tư tưởng Mác , Mao . Chương trình thì nhằm phục vụ chính trị , cứ thay đổi mỗi năm , không ổn định . Thầy giáo thì chất kém lượng nhiều . Tệ nạn chạy trường , chạy lớp , chạy chỗ , chạy thành tích , chạy chức , chạy bằng , học hàm , học vị , bằng giả , bằng dỡm , báo cáo láo , tô hồng , xảy ra khắp nơi khắp chốn . Nguy hại nhất là đạo đức học đường , đạo đức làm người xuống cấp , băng hoại đến đau lòng . Hàng ngày đọc báo , lên mạng , ở nghị trường quốc hội , không ngày nào không có những tệ nạn đau lòng về xã hội , liên quan đến giáo dục hiện ra .Cứ sai , cứ sửa , cứ rút kinh nghiệm rồi lại sai , sợi dây kinh nghiệm cứ dài theo nam tháng , rút mãi chưa thấy đầu cuối . Có lẽ phải thay đổi liên tục mới là cách mạng chăng ? Việt Nam anh hùng , tiến bộ hơn thiên hạ , tất phải khác thiên hạ ?Thiên hạ cần học ở mình chứ mình cần gì phải giống ai , học ai .? Tư tưởng là là số một mà !

Vì đâu nên nỗi? Và trách nhiệm thuộc vế ai không thấy ai đứng ra chịu cả. Của dân, vì dân, do dân nên dân lãnh đủ. Phải vậy thôi !

Nhìn ra thế giới, ta thấy những nước giàu có, văn minh tiên tiến đều có nền giáo dục tốt, khoa học hiện đại, sản sinh ra không biết bao nhiêu là nhân tài. Bởi có nhân tài trong giáo dục thì sẽ tạo ra nhiều nhân tài khác cho quốc gia và thế giới . Còn ngược lại thì....giống nào sẽ đẻ ra giống nấy. Thế thôi !

Một ví dụ nhỏ, nước Do Thái chỉ hơn sáu triệu dân, chỉ một lỏm đất nhỏ sa mạc khô cằn, không tài nguyên, thiếu cả nguồn nước, lọt thỏm giữa vòng vây bốn trăm triệu dân Á Rập Hồi giáo thù địch . Thế mà từ ngày lập quốc 60 năm qua, từ hai bàn tay trắng, quốc gia đó vẫn đứng vững, phát triển, giàu có, hùng mạnh hơn hơn các nước xung quanh .Các nước Trung Đông khiếp sợ, không dám xem thường . Vì sao vậy? Vì họ có nền giáo dục tốt , hiện đại . Một quốc gia nhỏ bé , đầy rẫy khó khăn vất vả , chỉ hơn sáu triệu dân thế mà họ có đến 3 trường đại học lọt vào tốp 200 các trường tốt nhất trên thế giới. Gần hơn , ở gần bên ta , Singapore, quốc đảo diện tích chỉ bằng Cù lao Minh của Bến Tre, chỉ có hơn 5 triệu dân vậy mà dân giàu hàng đầu Asean , nếu không nói là hàng đẩu châu Á , môi trường sạch đẹp đứng đầu thế giới , khoa học kỹ thuật hiện đại, khách du lịch ai cũng ao ước đến thăm. Vì sao vậy ? Vì trong bảng xếp hạng top 200 trường đại học hàng đầu thế giới, Singapore có hai trường đại học đứng hàng thứ 12 và 13 trong niên khóa 2015-2016. Đó là đại học NUS ( National University of Singapore ) và đại học NTU ( Nanyang Technological University ).

Còn Việt Nam thì sao? Đứng ở đâu trong bảng xếp hạng , đánh giá của giáo dục thế giới? Chỉ riêng ở phạm vi top 100 châu Á , Singapore luôn đứng đầu sổ , các nước Malaysia ( 5 trường ), Thailand ( 3 trường ), Indonesia ( 1 trường ) kể cả Philippine (1 trường ) đều có mặt. Việt Nam phải xếp hàng thứ 152 ở top  200 ,300.

Trước cách mạng 1945 cho đến trước 1975 Saigon được tôn vinh là hòn ngọc Viễn Đông, đứng đầu Đông Nam Á về mọi mặt kể cả thể thao, bóng đá. Các nước xung quanh thuộc hạng lạc hậu , đàn em , ngước mắt nhìn ta mà thèm rỏ dải . Đùng một cái , chỉ môt ngày sau 30-4- 1975, Saigon đột ngột tuột dốc xuống cầm đèn đỏ. Đau lắm quý vị ạ !


Hồn thiêng sông núi , dòng giống Lạc Hồng bốn ngàn năm văn hiến đâu rồi? Yêu Tổ quốc , niềm tự hào dân tộc làm ta làm ta đau đớn, xót xa ,rơi nước mắt , luôn khắc khoải về một tương lai, vị tri đứng đầu Đông Nam Á ngày nào nay không còn nữa. Những người chịu trách nhiệm trước lịch sử và Đảng lãnh đạo nghĩ gì? Nghĩ cho Đảng hay nghĩ cho dân tộc này?  Quý vị nên ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ mà tự ngộ .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét