khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Công An Mạng vừa vào trang Blog K1 nhát-ma, lúc 2 giờ 40 phút, giờ VN, sáng ngày 1 tháng 1 năm 2016







Bộ Đội CHXHCN-VN nghĩ gì về TPB-VNCH?




"Anh trở về bại tướng cụt chân"(PD)



                                           


Mẹ kiếp nghĩ mãi không ra...





ĐÁP ÁN ĐÂY, VƯỢN :

Trời xanh có mắt: CSVN Tứ Nhân Bang kiếp sau đầu thai thành vượn như em !

 



Hai lảnh tụ CS gốc "cong": Hồ Chí Minh, Chu Ân Lai, và.. vịt quay Bắc Kinh


Hồ Chí Minh, Chu Ân Lai tại Hà Nội vào tháng 5, 1960
và như thường lệ: những cháu trai cháu gái 
ngồi vác tay lên đùi 2 bác tiểu-đại Hồ "kính yêu"như thế này!!!:


Trong bài "Chu Ân Lai có thể là người đồng tính... Tình yêu của Chu với Hồ" có dữ kiện về việc lúc Hồ Chí Minh tỏ ý thèm ăn vịt quay Bắc Kinh, Chu Ân Lai đã phái chuyên cơ chở món ăn này từ Bắc Kinh tới Hà Nội liền. Một dư luận viên cho rằng đây là chuyện bịa đặt...

Việc Tiểu Hồ họ Chu gửi vịt quay cho Đại Hồ (Tập Chương) là có thật. Món thịt vịt đó đến từ nhà hàng Quan Jude - 全聚德 nổi tiếng tại Bắc Kinh. Nhà hàng này khai trương vào năm 1864, và sau này những khách danh dự ghé chân bước vào gồm có George H.W. Bush, Yasser Arafat, Fidel Castro, Kim Jong Il...

Nhà hàng Quan Jude

Theo một bài viết của Ching-Ching Ni, tạp chí Times, sau khi cướp được chính quyền, Mao Trạch Đông đã triệt tiêu tất cả hệ thống kinh tế tư hữu, trong đó là lãnh vực nhà hàng. Tuy nhiên, Quan Jude được sống sót và điều hành bởi cán bộ cộng sản dưới danh nghĩa là một công tư hợp doanh.

Chính Chu Ân Lai là người say mê món ăn vịt quay tại đây và đã dùng Quan Jude là nơi tổ chức yến tiệc khi ông ta đón tiếp quan khách, chính giới ngoại quốc, trong đó có tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Bộ trưởng Ngoại Giao Henry Kissinger.

Đặc biệt, trong bài báo với nhan đề A Slice of History in China's Most Famous Duck - tạm dịch - Một lát mỏng lịch sử của con vịt nổt tiếng nhất xứ Tàu, Ching-Ching Ni viết:

'According to official accounts, Chou often took specially prepared duck from Quan Jude to entertain guests on his overseas trips. Comedian Charlie Chaplin was said to have tasted the Chinese delicacy in Geneva in 1954. Vietnamese leader Ho Chi Minh received a special delivery of the dish in the 1960s while recovering from illness in Hanoi.'

Tạm dịch: Theo những tài liệu chính thức, Chu thường mang theo món vịt từ Quan Jude để tặng khách trong những chuyến công du nước ngoài. Danh hài Charlie Chaplin được nói là đã thử món ăn Tàu này tại Geneva vào năm 1954. Lãnh đạo Bắc Việt, Hồ Chí Minh nhận được món thịt vịt bằng đường chuyển giao đặc biệt vào năm 1960 trong khi phục hồi bệnh ở Hà Nội.

Hồ Chí Minh, Chu Ân Lai, và Vịt quay. Tất cả đều made in China!!!




Ở Việt Nam có bác ái và công bằng không?- Tác giả Nguyễn Tiến Cảnh


 


Giáo Hoàng Phanxico mới tuyên bố vào chiều thứ năm 17-12-2015 là Chân phước Teresa thành Calcutta sẽ được phong tước vị Thánh vào năm 2016 sau khi đã hội đủ các điều kiện.

Thánh Teresa thành Calcutta

Mẹ Teresa -một nhân vật cả thế giới đâu đâu cũng nghe biết- chào đời ngày 26-8-1910 tại Skopje, lúc bấy giờ là một phần của Kosovo Vilayet thuộc đế quốc Ottoman, trong một gia đình Kosovo Albani. Mẹ thành lập Tu Hội Truyền Giáo Bác Ái đã hoạt động rất tích cực tại Calcutta, Ấn Độ. Mẹ qua đời ngày 5-9-1997 tại Calcutta sau một cơn tâm kích (heart attack). Lúc đó mẹ 87 tuổi, nếu còn sống thì năm nay mẹ 105 tuổi. Trước khi chết một ngày, mẹ đã tổ chức một buồi lễ liên tôn tại Calcutta để cầu nguyện cho bạn của mẹ là công chúa Diana mới qua đời trong một tai nạn xe hơi trước đó một luần lễ.

Cuộc đời Mẹ Teresa không phải là cuộc đời của một người bình thường mà đúng ra là một biểu tượng của lòng tận hiến quên mình và thánh thiện. Hành động nổi danh nhất của mẹ bắt đầu năm 1950 là mở một mái nhà/gia đình đầu tiên Nirmal Hriday (Trái Tim Dịu Hiền) dành cho những người đang chờ chết và những người nghèo khổ khốn cùng tại Calcutta. Những lời đã ghi trên tường của mái nhà ấy như sau:

“Nowadays the most horrible disease is not leprosy or tuberculose. It is the feeling to be undesirable, rejected, abandoned by all.”

“Ngày nay căn bệnh ghê gớm nhất không phải là cùi hủi hoặc lao phong, mà là cảm giác chẳng ai ưa, chẳng ai muốn, bị mọi người từ chối và vất bỏ.”

Mẹ Teresa đã qua đời, nhưng danh mẹ vẫn còn vang vọng đâu đó. Thế giới mất đi một nhân vật khó có thể kiếm được một người thứ hai. Những kẻ đang hấp hối không có chỗ tựa đầu để chết, những người nghèo khổ cơ cực bị xã hội bỏ rơi và xa lánh cần một tình thương đặc biệt mà họ đã có được dưới cánh tay dịu hiền và mái ấm gia đình của mẹ teresa. Đối với họ, tình yêu đó thực sự đúng nghĩa bác ái. Mẹ giúp đỡ, an ủi họ với tất cả lòng trắc ẩn tràn ngập và cảm thông. Tất cả vì tình thương người, bác ái vì bác ái, thực sự và hoàn toàn vô vị lợi đến độ chỉ có nghĩ đến người mà quên cả thân mình. Làm việc thiện vì việc thiện.

Làm việc bác ái vì bác ái

Sơ Nirmala, người kế vị mẹ Teresa, trong một cuộc phỏng vấn về công tác của nhà dòng sau khi mẹ Teresa qua đời, đã trả lời:

“Chúng tôi tiếp tục công việc của mẹ Teresa đã làm là giúp đỡ, an ủi những người nghèo khổ nhất trong xã hội mà không cần để ý đến căn nguyên của sự nghèo khó và khốn khổ.”

Tại sao sơ Nirmala lại trả lời như vậy?

Tu hội Truyền Giáo Bác Ái của mẹ Teresa bắt nguồn tại Ấn Độ. Sự nghèo đói ở Ấn Độ thì tràn lan vô kể. Có thể nói chính sự nghèo khổ của con người nơi đây đã thôi thúc và linh hứng cho mẹ Teresa sứ mạng Bác Ái đặc biệt này. Nếu để ý một chút, ta có thể nhận ra căn nguyên của sự nghèo đói ấy. Ấn Giáo và Phật Giáo là hai tôn giáo chính tại Ấn Độ, coi như là của Ấn Độ Giáo, là giải thoát con người khỏi kiếp trầm luân ở trần thế để được siêu thoát. Đó là niềm tin của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Mẹ Teresa và sơ Nirmala hẳn đã hàng ngày trực diện với những căn nguyên đích thực ấy của nghèo khổ. Nhưng tu hội chủ trương chỉ làm công tác hoàn toàn bác ái vì bác ái.

Ấn Độ Giáo và Thiên Chúa Giáo là những tôn giáo mặc khải. Người tín hữu / tín đồ sống với niềm tin tôn giáo của mình. Là nữ tu thuần túy, người Ấn Độ lại gốc Ấn Độ Giáo cải hoán Công Giáo, sơ Nirmala không thể phê phán bất cứ một niềm tin tôn giáo nào và cũng không buộc phải cải hoán niềm tin của bất cứ ai. Nói cách khác, tu hội và mẹ Teresa, sơ Nirmala không chủ trương chiến đấu chống lại sự nghèo đói như một chính trị gia. Sơ Nirmala đã tôn trọng niềm tin tôn giáo của mọi người cả trong tư tưởng lẫn hành động. Câu trả lời “…không cần để ý đến căn nguyên của sự nghèo đói…”
hẳn rất thâm thúy, tế nhị và hàm ngụ ý nghĩa đó.

Nhưng cũng cần có công bằng

Nhưng trên bình diện xã hội và chính trị, mục đích của con người là mưu cầu hạnh phúc cả tinh thần lẫn thể xác. Người làm chính trị, vị thủ lãnh quốc gia có bổn phận thăng tiến con người, làm mọi cách để giúp người dân thoát cảnh nghèo đói cơ cực, vươn đến giầu sang phú quí và hạnh phúc. Thũ lãnh quốc gia không đem lại phú cường hạnh phúc cho nước cho dân sẽ bị đào thải. Lịch sử thế giới đã cho ta thấy rõ nguyên lý đó. Những cuộc cách mạng đẫm máu hay ôn hòa hoặc trong tư tưởng triết thuyết cũng để biểu trưng cái lý lẽ công bằng ấy dù ở thời phong kiến hay dân chủ. Vua quan có bổn phận làm cho dân ấm no hạnh phúc; dân có bổn phận kính trọng và thần phục vua. Hai bên đều có trách nhiệm hỗ tương. Nếu ai không làm tròn bổn phận sẽ bị trời nghiêm phạt. Vị nguyên thủ quốc gia, người công chức lợi dụng quyền lực mình để vơ vét của dân của nước làm của riêng để dân phải cơ cực nghèo khổ là lỗi đạo. Ai a tòng, phụ giúp kẻ có quyền thế -dưới bất cứ hình thức nào- hà hiếp dân lành khiến dân nước lầm than đói khổ là phạm tội đồng lõa. Tất cả những hành động trái đạo ấy đều lỗi luật công bằng.

Việt Nam không có bác ái và công bằng

Nhìn vào Việt Nam chúng ta, sau 40 năm hết chiến tranh, đất nước thống nhất, nhà cầm quyền CSVN vẫn không đem lại hạnh phúc ấm no cho dân, trái lại chính quyền còn tham nhũng hối lộ, biến xã hội thành tha hóa suy đồi. Đảng viên cộng sản cửa quyền, hà hiếp áp bức dân lành, biến tài sản của dân của nước thành của riêng mình. Trong một thời gian kỷ lục, đảng CSVN và các đảng viên đã trở thành những tài phiệt, tư bản đỏ giàu sang có hạng trên thế giới. Họ chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham bất kể dân tình nghèo đói lầm than đau khổ. Các tôn giáo làm công tác xã hội, bác ái, văn hóa -đôi khi cả tôn giáo- cũng bị chính quyền soi mói, kiểm soát, làm khó dễ và cấm đoán. Nếu nhà cầm quyền VN để cho các tôn giáo được tự do làm công tác từ thiện bác ái của mẹ Teresa như bên Ấn Độ thì dân tộc ta có diễm phúc biết mấy!

Câu nói của sơ Nirmala không thể áp dụng cho Việt Nam được, vì chế độ CSVN không thể so sánh ngang hàng với Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Tôn giáo có mục đích hướng thượng, còn đảng CSVN, suy cho cùng lẽ, chỉ là một đảng cướp, một tổ chức Mafia không hơn không kém.

Phải có cả bác ái lẫn công bằng thì xã hội đất nước mới cân bằng, điều hòa yên vui được.



Chín điều tạo nên sức hấp dẫn nam tính (Không dành riêng cho Chu Ân lai và Hồ Chí Minh đọc)



“Nữ giới muốn gì ở một người đàn ông?” Một bạn nam đặt câu hỏi trên một diễn đàn qua mạng của nữ giới. Nhiều câu trả lời được đưa ra, nhưng tất cả đều đồng ý với câu trả lời “một người đàn ông thực sự.”

Vậy, thế nào là một người đàn ông “thực sự là đàn ông”? Điều gì tạo nên vẻ nam tính khiến cho các chị các cô mê mẩn, mà không phải các anh các ông nào cũng có được?
Sau đây là 9 điều được cho là tạo nên sức hấp dẫn nam tính.

1. Mạnh mẽ

Mạnh mẽ ở đây không phải là anh có thể nâng được bao nhiêu quả tạ, vác được bao nhiêu bao gạo, mà là sự tự tin biết mình là ai và muốn gì. Không gì quyến rũ hơn một người đàn ông đã trải qua những năm tháng bồng bột để chứng tỏ mình và đã học được cách trầm tĩnh, tự tin vào bản thân.

2. Không sợ tổn thương

Người đàn ông mạnh mẽ không có nghĩa rằng anh ta sẽ không bao giờ bị tổn thương, mà là anh ta dám hành động, dám theo đuổi những gì mình muốn, không sợ thất bại, và không sợ bị tổn thương.

3. Đạo đức

Các chàng trai bất chấp mọi thứ để đạt được điều mình muốn, không ngần ngại bỏ người yêu để theo đuổi một cô nàng khác hấp dẫn hơn hay sẵn sàng dùng thủ đoạn để đạt được mục tiêu công việc, hoàn toàn khác với những người đàn ông tự tin với khả năng của mình, hài lòng với những gì mình có và chính bản thân mình tự kiếm được.

4. Trí tuệ

Trí tuệ ở đây không phải là chỉ số IQ hay bằng cấp nhiều đến đâu, mà là sự hiểu biết về nhiều mặt. Những người đàn ông có học thức, hiểu biết, thường hành xử quyết đoán, trong sự nhân ái và độ lượng. Họ cũng có thể trao đổi và trò chuyện với nhiều người, trong nhiều lãnh vực khác nhau. Điều này khiến nữ giới cảm thấy an toàn và tự hào khi ở bên họ.

5. Vui tính

Sự hài hước thể hiện trí thông minh và sự lạc quan mà không phải ai cũng có được. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy nữ giới đánh giá cao sự hài hước hơn tất cả các yếu tố khác khi lựa chọn bạn đời. Sự hài hước của người đàn ông khiến những khó khăn trong cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, và họ dễ dàng chinh phục giới nữ.

6. Tình cảm

Một người đàn ông giàu tình cảm thực ra quyến rũ hơn so với những người lạnh lùng. Dù thuộc giới nào, đừng ngần ngại nở nụ cười và thể hiện cảm xúc. Ai cũng thích một người mà họ có thể đồng cảm. Người đàn ông tốt bụng, nhân hậu, phụ nữ nào không muốn?

7. Rộng rãi

Người đàn ông lý tưởng của giới nữ là một người đàn ông không ích kỷ. Không chỉ về tiền bạc, phụ nữ thích những người đàn ông rộng rãi, không chấp nhất những tiểu tiết trong cách chi xài cũng như trong cách hành xử, giao tiếp. Thật khó để sống hạnh phúc với một người luôn sẵn sàng trách móc những lỗi nhỏ nhặt mà mình mắc phải.

8. Trầm tĩnh

Một chàng trai cá tính, nghịch ngợm, có thể được yêu thích hơn một chàng trai quá trầm tĩnh và hiền lành. Ngược lại, khi đã có thêm một vài tuổi đời, phụ nữ lại thích những người đàn ông trầm tĩnh hơn. Sự trầm tĩnh không đồng nghĩa với sự lạnh lùng, mà đơn giản là bình tĩnh để ứng xử với mọi tình huống.

9. Biết trân trọng nữ giới

Phụ nữ ngày nay đã quen dần với sự bình đẳng. Tuy có thể họ vẫn thích người đàn ông của mình quyết định mọi việc trong nhà ngoài ngõ, họ cần cảm giác được lắng nghe, trân trọng. Có thể các bà sẽ nhường các ông quyền quyết định, nhưng đó là sự chọn lựa  của người phụ nữ, không phải là sự áp đặt từ người đàn ông “thực sự."



 

Mời xem trang mạng: PHÚC PHẢN PHÚC







Dương Nguyệt Ánh Phát Biểu Tại Đại Nhạc Hội Tri Ân TPB VNCH tại Úc Châu, năm 2015







Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Cô Giáo Dạy Anh Văn - Tác giả Nguyễn Đình Thắng



Ở tuổi 16, tôi có một cô giáo dạy Anh văn rất đặc biệt. Cô đã thổi vào tâm hồn của người thiếu niên năm nào ý thức về quê hương, lòng yêu nước, và bổn phận công dân khi đất nước lâm nguy. Những điều ấy đã định hướng cuộc đời của tôi trên 40 năm qua. Tôi luôn nghĩ đến Cô với tất cả niềm kính trọng và biết ơn. Cô tên Vinh.

Sau khi tốt nghiệp trường dược, Cô du học Anh quốc, ngành văn chương Anh. Về nước, Cô khởi đầu chức nghiệp giáo viên với lớp của chúng tôi. Năm ấy tôi làm trưởng lớp. Cô Vinh lúc ấy ở độ tuổi 25, 26.

Ngày đầu nhập học, lũ học sinh chúng tôi, trai và gái, đều ngạc nhiên một cách thích thú khi Cô Vinh bước vào lớp. Cô còn trẻ lắm, trông không lớn hơn chúng tôi là bao nhiêu. Vóc người nhỏ nhắn, thon thả và tính tình nhanh nhẩu, tươi tắn làm cho Cô trông lại càng trẻ, tưởng chừng như cô gái vừa xong trung học.

Mặc dù theo Tây học, Cô lại giữ nề nếp truyền thống Việt Nam. Đặc điểm của Cô Vinh là luôn luôn mặc áo dài thướt tha, trong khi các cô giáo khác ở trường tôi hay mặc đồ đầm.

Để làm cho lớp sinh động, Cô hay chơi trò đố chữ. Vừa bước vào lớp, Cô xướng ngay một chữ tiếng Anh và đố học sinh cho chữ tiếng Anh đồng nghĩa, và có khi nghịch nghĩa. Rồi Cô lại bồi thêm chữ nữa, rồi chữ nữa... Vì biết Anh văn từ tiểu học, tôi đối đáp nhanh và không chịu thua chữ nào, làm cho Cô lắm khi phải bật cười.

Ngày qua ngày, đám học sinh chúng tôi cảm thấy Cô Vinh là một người chị gần gũi, thân tình. Các cậu con trai thường hay hỏi thăm Cô về tâm lý nữ giới và Cô rất tự nhiên “tư vấn” cách làm quen và cư xử với bạn gái. Các cô bạn cùng lớp với tôi thì hay hỏi han Cô Vinh về kinh nghiệm trang điểm, trang phục, xử thế ở đời.

Vì là trưởng lớp nên tôi giao du thân mật với các bạn ở trong lớp và khá thân với các thầy cô. Thầy giáo người Pháp dậy môn sử trong lớp của chúng tôi có cảm tình với Cô Vinh, nhưng chỉ âm thầm thôi. Có hôm đang giảng bài trên lớp, thấy Cô Vinh mặc áo dài mầu hồng đi ngang qua, thầy giáo bỏ dở câu nói và đắm đuối nhìn theo. Tôi ngồi ở hàng ghế đầu nên thấy tất cả. Có lần thầy giáo người Pháp bảnh trai này mời Cô Vinh đi xem văn nghệ, nhưng Cô từ chối.

Cô Vinh đã trao con tim cho một bác sĩ quân y người Việt, rất hiền từ và ít nói. Và tên của Thầy, chúng tôi gọi là “Thầy", cũng hiền từ như tâm tính. Những hôm về phép, Thầy đậu xe gắn máy dưới hàng cây phượng vỹ bên kia đường đối diện cổng trường để đón Cô. Đôi khi, bắt gặp Thầy đang đậu xe chờ Cô, tôi đến chào và hỏi thăm thì Thầy ấp úng như thể đang trồng cây si mà bị bắt “quả tang”. Tôi đoán ra ngay rằng Thầy thuộc diện “con nhà lành.”

Có lần tôi rủ đám bạn trong lớp đến thăm Cô Vinh ở nhà. Cô sống với Bố Mẹ và anh chị em nơi căn nhà nhỏ thuộc vùng ngoại ô Sàigòn. Thấy chúng tôi đi xe đạp đến, Bố của Cô Vinh bảo: “Mời mấy anh vào nhà ngồi chơi. Để tôi gọi con Vinh ra.” Chúng tôi ngạc nhiên lắm về cách xưng hô ấy: Bác ấy gọi chúng tôi bằng “anh” còn cô giáo của chúng tôi thì bị gọi là “con Vinh”.

Trong khi các bạn của tôi gần với Cô Vinh vì những tâm sự con trai con gái ở tuổi mới lớn, tôi lại để ý đến những lời tâm tình của Cô về đất nước.

Thỉnh thoảng giữa bài giảng, Cô Vinh lại chêm vào một ít chi tiết về gia cảnh, thân thế. Cô kể rằng Bố của Cô chủ trương gởi con cái đi du học để nên người hữu dụng và học xong thì phải về giúp nước. Mỗi lần chỉ một người con được ra ngoại quốc; người ấy về nước rồi thì người khác mới được xuất ngoại. Như vậy, người con nào học xong cũng cảm thấy trách nhiệm phải về nước để không cản trở việc du học của các anh chị em trong nhà.

“Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì? Em trai của Cô du học về thì lập tức lên đường nhập ngũ, đang ở chiến trường miền Trung.”

Cô Vinh còn nói nhiều nữa về quê hương, về cuộc chiến, về nghĩa vụ công dân, về trách nhiệm lịch sử. Tôi say mê nghe những lời tâm sự đứt quãng, mỗi ngày một ít, ấy. Tôi có cảm giác Cô đang nói ra những suy tư và lời tự vấn cho chính mình trước vận nước. Lúc ấy miền Trung đang chịu các mũi tấn công của bộ đội Bắc Việt.

Ít lâu sau các tỉnh miền Trung thất thủ. Tình hình chiến sự căng thẳng và vòng đai bảo vệ Sàigòn ngày càng hẹp lại. Một hôm, bạn bè gọi điện thoại cho tôi báo tin về một vị tướng VNCH vừa tự sát; con gái của Ông thuộc đám bạn của chúng tôi. Sự hồn nhiên vô tư lự của tuổi mới lớn mỗi ngày lại nhuốm thêm mầu u ám. Đám mây đen của nỗi hoang mang và bất ổn bao phủ dần lớp học của chúng tôi.

Vào những ngày cận kề cuối tháng tư, Toà Đại Sứ Pháp ngỏ ý đưa Cô Vinh di tản khỏi Việt Nam. Cô từ khước vì người em trai ở miền Trung đang mất tích.

“Cô là người khuyên em trai về nước và nhập ngũ. Cô không thể bỏ rơi nó,” Cô Vinh tâm sự với lũ học sinh dớn dác và chỉ còn phân nửa -- ngày càng nhiều đứa nghỉ học để theo gia đình đi di tản.
Khi cộng quân đang tiến sát Sàigòn thì Cô Vinh liều lĩnh một thân một mình đi ngược ra miền Trung để tìm em. Cô thuê xe “honda ôm” để vượt từng chặng đường một, băng qua những thôn làng hẻo lánh. Cô đeo hàng chục chiếc đồng hồ “hiệu” khắp hai cánh tay và mặc áo dài tay để che đi. Đến mỗi trạm canh dọc đường cô “tặng” cán bộ chỉ huy một chiếc đồng hồ làm quà mãi lộ. Cuối cùng Cô tìm ra người em trai, đã bị bắt làm tù binh.

Khi Cô về lại thì Sàigòn đã thất thủ.

“Ít ra Cô yên tâm là cậu ấy còn sống,” Cô Vinh tâm sự với tôi.

Nước da vốn ngăm đen của Cô đã trở thành đen sậm. Cô gầy dộc đi.

Chẳng bao lâu sau, chồng mới cưới của Cô, vị bác sĩ quân y hiền từ và ít nói, phải đi tù cải tạo.
Được tin, tôi đến thăm Cô Vinh tại căn chung cư mà Cô đang thuê tạm, ở ngay Quận 1. Bạn bè trong lớp đều đã tứ tán, nên chỉ có mình tôi.

Tôi gõ cửa. Cô Vinh mở cửa mời tôi vào. Sắc mặt và dáng điệu của Cô không còn nét tươi tắn, tháo vát và hồn nhiên ngày nào. Cô dẫn tôi vào căn phòng khách tù mù, dù ngoài trời đang nắng ban trưa chói chang. Mọi cửa sổ đều đóng kín, chỉ có ngọn đèn mờ.

Cô không nói nhiều. Tôi hỏi thăm về Thầy – chồng của Cô, rồi người em trai, rồi gia đình... Cô chỉ trả lời lấy lệ cho xong. Tôi không ngạc nhiên lắm vì quanh tôi, đâu đâu cũng vậy: sự e dè, nghi kỵ và hãi sợ đã thay thế bản chất tin người, hiếu khách và vồn vã của xã hội miền Nam. Niềm tin, là chất keo sơn gắn bó đồng bào với nhau qua bao thăng trầm của lịch sử, chỉ qua một đêm bị chế độ mới xoá sạch, không còn gì.

Tôi ra về mà lòng buồn man mác, buồn cho Cô giáo trẻ mới hôm nào tràn đầy nhựa sống và lý tưởng, buồn cho lớp bạn trai và gái mất tuổi hồn nhiên và đang tản mác bốn phương trời, và buồn cho đất nước đắm chìm trong bóng tối của một chủ nghĩa man rợ.

Đó là lần cuối tôi gặp Cô Vinh
.
Tám năm trôi qua. Bố mẹ tôi đã dắt díu tôi và hai đứa em vượt biển đến Mã Lai rồi 7 tháng sau thì đến Hoa Kỳ định cư, vào mùa hè 1979.

Năm 1983 tôi đang theo chương trình tiến sĩ thì một hôm bất chợt gặp lại Cô Vinh... trong giấc mơ lạ. Trong giấc mơ, Cô nhắc lại lời nói năm xưa: “Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì?” Mặt Cô nghiêm nghị như tỏ vẻ trách mắng.

Thức dậy, tôi vã mồ hôi, và tư lự nhiều ngày sau đó về lời nhắc nhở từ quá khứ vọng đến.

Tuần sau, một người bạn ở xa báo tin là Cô Tường, một cô giáo năm xưa và quen với Cô Vinh, vừa đến định cư ở Texas, và cho tôi địa chỉ. Tôi viết thư ngay cho Cô Tường để chúc mừng Cô và gia đình đến được bến bờ tự do. Tôi cũng hỏi thăm về Cô Vinh và kể về giấc mơ.

“Cô ạ, tuần rồi em vừa nằm mơ thấy Cô Vinh. Thông điệp đến từ Cô Vinh là, liệu có thể yên tâm đi học khi dân tộc đang lầm than và đất nước đang điêu linh? Ở tuổi 16, em đã học được từ Cô Vinh tình yêu tổ quốc nên biết rõ mình phải làm gì. Dù Cô Vinh hiện ở chân trời góc biển nào, em vẫn mang ơn Cô Vinh đã cho em ý thức sống cho nên người.”

Cô Tường cho biết là chính cô cũng nhiều năm dò hỏi mà vẫn chưa tìm ra tăm hơi về Cô Vinh.
Ngày tháng trôi qua, tôi mất liên lạc với Cô Tường; không biết giờ này Cô ra sao.

Cách đây mấy năm, tại một buổi họp bạn trường cũ, có người cho biết là đã liên lạc được với Cô Vinh và Cô hiện đang làm việc ở một Toà Đại Sứ Pháp bên Phi Châu. Tôi chưa viết lời nào thăm Cô vì không dám chắc Cô còn nhớ cậu học trò trưởng lớp năm xưa, ở thế kỷ trước.

Nếu do một tình cờ nào mà Cô Vinh đọc được những giòng chữ này thì xin Cô hiểu rằng, những lời tâm tình ngẫu nhiên của Cô năm xưa đã để lại dấu ấn sâu đậm lên một cậu học trò ở tuổi 16 sang 17. Các người bạn trong lớp của tôi có thể quý Cô vì sự bình dị và thân tình như người chị lớn. Còn với riêng tôi thì Cô là người đã chỉ ra ánh sao Bắc Đẩu giữa cơn gió bụi của cuộc đời, khi mọi ngả đường bỗng trở nên mịt mù và bất định. Lời Cô nhắn nhủ: Dù trong hoàn cảnh nào, hãy lấy tình yêu quê hương và bổn phận với đất nước để định hướng đường đời.

Ở tuổi niên thiếu, có những thầy, cô đã ảnh hưởng lên tư duy của lũ học sinh chúng tôi. Cô giáo Tường dậy cho tôi truyền thống văn hoá của tổ tiên. Thầy giáo Cửu tạo cho tôi niềm đam mê văn chương Việt ngữ. Cô giáo Villeneuve dẫn tôi đến các nền văn hoá của nhân loại. Thầy giáo Louis mở rộng kiến thức cho tôi về lịch sử thế giới.

Còn Cô Vinh, cảm ơn Cô đã cho em lòng yêu nước.



Huyền thoại về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ có tấm lòng đầy ắp tình người - Tác giả Nguyễn Tôn Hiệt



Trước 1975, ca sĩ Joan Baez là một trong những khuôn mặt nổi bật nhất của giới trí thức Mỹ chống chiến tranh Việt Nam. Bà là người đã từng khen Trịnh Công Sơn là “Bob Dylan của Việt Nam”.

Nhưng sau 1975, bà vô cùng đau đớn khi nhìn thấy nhân dân Việt Nam bị đoạ đày dưới chế độ mới.

Ngày 30.5.1979, ca sĩ Joan Baez, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc tế Humanitas, đã bỏ ra 53 ngàn dollars để đăng trên 4 tờ báo lớn của Mỹ (New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, và San Francisco Chronicle) một bức thư ngỏ gửi chính quyền nước CHXHCNVN, gọi là “OPEN LETTER TO THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM”, có chữ ký của bà cùng 83 nghệ sĩ phản chiến của Mỹ.

Trong bức thư ngỏ của Joan Baez, có những đoạn như sau:

... Four years ago, the US ended its 20-year presence in Vietnam. An anniversary that should be cause for celebration is, instead, a time of grieving. 
  
With tragic irony, the cruelty, violence, and oppression practiced by foreign powers in your country for more than a century continue today under the present regime. 
  
Thousands of innocent Vietnamese, many whose only “crimes” are those of conscience, are being arrested, detained and tortured in prisons and re-education camps. Instead of bringing hope and reconciliation to war-torn Vietnam, your government has created a painful nightmare that overshadows significant progress in many areas of Vietnamese society... 
  
...We have heard the horror stories from the people of Vietnam - from workers and peasants, Catholic nuns and Buddhists priests, from the boat people, the artists and professionals and those who fought alongside the National Liberation Front. 
  
The jails are overflowing with thousands upon thousands of detainees. 
  
People disappear and never return. 
  
People are shipped to re-education centers, fed a starvation diet of stale rice, forced to squat bound wrist to ankle, suffocated in connex boxes. 
  
People are used as human mine detectors, clearing live mine fields with their hands and feet... 
  
For many, life is hell and death is prayed for... 

... Cách đây bốn năm, nước Mỹ chấm dứt sự hiện diện 20 năm của nó ở Việt Nam. Đáng lẽ bây giờ là lúc ăn mừng lễ kỷ niệm [đệ tứ] chu niên, nhưng ngược lại, bây giờ là thời điểm để than khóc.

Chua chát bi thảm thay, sự độc ác, sự bạo tàn, và sự áp bức mà các thế lực ngoại bang đã thực hành trên đất nước Việt Nam suốt hơn một thế kỷ, thì hôm nay lại được tiếp tục thực hành dưới chế độ đương thời ở Việt Nam.

Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, mà nhiều người trong số đó mang “tội ác” chỉ vì có lương tâm, đang bị bắt bớ, giam cầm và tra tấn trong những nhà tù và những trại cải tạo. Thay vì mang đến niềm hy vọng và sự hòa giải cho đất nước Việt Nam điêu tàn vì chiến tranh, chính quyền của quý vị đã sáng tạo ra một cơn ác mộng đau đớn làm mờ nhạt đi những tiến bộ đáng kể về nhiều lãnh vực của xã hội Việt Nam...

... Chúng tôi đã nghe những câu chuyện khủng khiếp từ dân chúng Việt Nam - từ các công nhân đến các nông dân, những nữ tu sĩ Công giáo và những tăng sĩ Phật giáo, từ những người vượt biển, những nghệ sĩ và những chuyên gia và những người đã từng sát cánh chiến đấu cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Các nhà giam đang tràn ngập hàng ngàn và hàng ngàn người bị bắt bớ.

Nhiều người bị thủ tiêu và không bao giờ còn thấy xác.

Nhiều người bị chở đến những trung tâm cải tạo, cho ăn một khẩu phần chết đói bằng cơm nguội, bị bắt ngồi xổm với hai cổ tay trói vào hai cổ chân, bị ngạt thở trong những thùng sắt conex.

Nhiều người bị sử dụng như những công cụ rà mìn, dọn những bãi mìn chưa nổ bằng hai tay và hai chân của họ...

Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ chỉ cầu nguyện để được chết đi...

Sau đó, Trịnh Công Sơn đã viết cho Joan Baez một bức thư, nhưng vì lý do nào đó ông ta đã không gửi đi. Khi ông ta chết, gia đình ông ta phát hiện bức thư đó, xem là một báu vật, và gửi đăng lên báo Nhân Dân ngày 01.04.2003. Rồi báo Tiền Phong đăng lại dưới cái tít “Một xứ sở đau thương và yêu hòa bình... (Thư của Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Mỹ Joan Baez)”. Dưới bức thư của Trịnh Công Sơn, báo Nhân Dân có ghi một tiểu sử của Joan Baez, với thái độ ca tụng, nhưng dừng lại ở năm 1972, hoàn toàn không nói đến những hoạt động của bà sau năm 1975, và tuyệt đối không nói đến nội dung bức THƯ NGỎ của Joan Baez năm 1979.

Hiện nay, nếu độc giả tìm trên internet thì sẽ thấy nguyên văn bức thư của Trịnh Công Sơn được web Trái Tim Việt Nam Online lưu trữ với đầy đủ các chi tiết xuất xứ từ báo Nhân Dân và báo Tiền Phong.[2] Một bản nữa cũng được lưu trữ trên web Văn Tuyển.[3]
Ngày 10.5.2004, trong lúc cả nước xôn xao về tin cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ cùng Joan Baez và một số nhạc sĩ phản chiến của Mỹ được trao giải thưởng World Peace Music Awards vào ngày 22.6.2004 tại sân vận động Mỹ Đình, nhiều tờ báo ở Việt Nam đua nhau đăng lại bức thư Trịnh Công Sơn đã viết cho Joan Baez, dưới cái tít báo “Trịnh Công Sơn và bức thư 40 năm không gửi”.

Cái huyền thoại Trịnh Công Sơn được trao giải thưởng World Peace Music Awards cuối cùng chỉ là một trò dối trá của Matt Taylor, một tên vô danh tiểu tốt chuyên nghề lừa đảo, tuy nhiên hiện nay trên trang web http://www.trinh-cong-son.com/wpma_news.html sự kiện ấy vẫn được trình bày như hoàn toàn có thật! (Tôi sẽ viết một bài khác về sự kiện này).

Dưới đây là nguyên văn bức thư của Trịnh Công Sơn đã viết mà chưa gửi cho Joan Baez, hiện được lưu trữ trên web Trái Tim Việt Nam Online:

Một xứ sở đau thương và yêu hòa bình... 
(Thư của Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Mỹ Joan Baez*)

Chị Joan Baez thân mến!

Trong lúc viết lá thư này cho chị thì trước mặt tôi có lá thư ngỏ của chị và bên tai tôi thì có tiếng hát “We shall overcome” của chị.

Đây là một lá thư tâm tình gửi chị Joan Baez nghệ sĩ với đầy đủ sự khiêm tốn của nó chứ không phải thư ngỏ gửi cho President, Humanitas/International Human Rights Committe.

Năm ấy, tôi lên một thành phố nhỏ ở vùng cao nguyên và nhân tiện ghé thăm một người bạn gái cũng là ca sĩ có một quán cà-phê ở đó. Vào quán, tôi thấy những đĩa hát có hình chị đính ở các vách tường bằng gỗ. Ở ngoài trời rất lạnh, quán đèn màu hồng và ở chiếc quầy trên ghế cao cách tôi khoảng hai mét có một người lính Mỹ ngồi im lặng trước ly rượu. Tiếng hát của chị bay la đà trên từng mặt bàn, ghé vào từng tách cà phê, từng ly rượu và dường như muốn thăm hỏi từng trái tim. Khi người lính Mỹ đứng dậy bước ra tôi thấy trên mắt y có một giọt nước mắt mầu hồng....

Nếu phút này tôi nói tôi yêu quê hương của tôi, tôi yêu những người thân thiết của tôi nơi này thì dĩ nhiên, chị sẽ chẳng có gì ngạc nhiên cả. Bởi vì trên mặt đất này ai cũng có một quê hương, nơi đó như một chiếc nôi êm ái mỗi người đã được sinh ra, lớn lên, sống rồi chết. Ở đó cũng còn có cả hạnh phúc lẫn sự đau khổ như hai khuôn mặt muôn đời của đời sống nhân loại.

...Có thể chị rất đau lòng khi viết lá thư ngỏ này, kể cả những người cùng ký tên trong lá thư mà tên tuổi của họ đã từng gắn liền với cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước trên một ngàn năm chưa hề biết đến sự nghỉ ngơi. Khát vọng về hoà bình, về tình yêu, về hạnh phúc của chính chúng tôi là những kẻ cần hơn bất cứ ai trên mặt đất này. Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ nhưng tôi tin rằng chị chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam có những người tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mì là gì, có những cô gái ở nhiều tỉnh trên đất nước tôi, vì chiến tranh, biết nhiều B52 nhưng lại ngạc nhiên thích thú không hiểu vì sao một cái tủ lạnh lại có thể cho mình những viên đá lạnh để uống mát đến thế. Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế nào nếu không có cuộc cách mạng vừa qua để mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước của chúng tôi. Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?...

(Theo báo Tiền phong)

*Joan Baez, sinh 1941. Nổi tiếng là một trong những ca sĩ hàng đầu của âm nhạc Mỹ thập kỷ 60-70. Từ năm 1964, là một trong những nghệ sĩ phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến tranh Việt Nam và bị chính quyền Mỹ gây khó dễ. Tháng 12.1972, Joan đến Hà Nội đúng thời điểm Điện Biên Phủ trên không. Năm 1973 ra mắt album Where Are You Now, My Son? ghi lại những cảm xúc trong hành trình tới Hà Nội.

Nhân Dân 01.04.2003
http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/vanhoa/010403/baikhac_trinhcongson.htm

Tôi có vào thử link này của báo Nhân Dân, nhưng link đã chết!

********************

Bức thư này có lẽ đã được đăng không đầy đủ, vì có dấu ba chấm (...) ở đầu và ở cuối đoạn văn cuối cùng. Tuy nhiên, đoạn văn cuối cùng này là đoạn đáng lưu tâm nhất. Ở đoạn này, Trịnh Công Sơn đã biện bạch một cách vô cùng vụng về cho những tội ác của nhà cầm quyền và những thảm nạn của nhân dân Việt Nam lúc ấy.

Khi Joan Baez mô tả cái thực trạng:

Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, mà nhiều người trong số đó mang “tội ác” chỉ vì có lương tâm, đang bị bắt bớ, giam cầm và tra tấn trong những nhà tù và những trại cải tạo.

Các nhà giam đang tràn ngập hàng ngàn và hàng ngàn người bị bắt bớ.

Nhiều người bị thủ tiêu và không bao giờ còn thấy xác.

Nhiều người bị chở đến những trung tâm cải tạo, cho ăn một khẩu phần chết đói bằng cơm nguội, bị bắt ngồi xổm với hai cổ tay trói vào hai cổ chân, bị ngạt thở trong những thùng sắt conex.

Nhiều người bị sử dụng như những công cụ rà mìn, dọn những bãi mìn chưa nổ bằng hai tay và hai chân của họ...

Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ chỉ cầu nguyện để được chết đi...

Thì Trịnh Công Sơn lại phân trần rằng:

Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước trên một ngàn năm chưa hề biết đến sự nghỉ ngơi.

Ôi, Trịnh Công Sơn! Phải đày đoạ, bắt bớ, giam cầm, tra tấn hàng vạn người như thế thì đất nước Việt Nam mới được nghỉ ngơi hay sao?

Rồi Trịnh Công Sơn so sánh cái thảm trạng khủng khiếp của đất nước dưới chế độ Cộng sản lúc ấy với những hình ảnh này:

Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ nhưng tôi tin rằng chị chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam có những người tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mì là gì, có những cô gái ở nhiều tỉnh trên đất nước tôi, vì chiến tranh, biết nhiều B52 nhưng lại ngạc nhiên thích thú không hiểu vì sao một cái tủ lạnh lại có thể cho mình những viên đá lạnh để uống mát đến thế.

Nghĩa là đối với Trịnh Công Sơn, cái thảm trạng khủng khiếp của bao nhiêu triệu người Việt Nam dưới chế độ Cộng sản lúc ấy không đáng kể gì, so với những mảnh đời đau khổ mà ông ta đem ra kể để làm ví dụ.

Rồi Trịnh Công Sơn thuyết giảng cho Joan Baez về công trạng của “cách mạng” đối với con người Việt Nam:

Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế nào nếu không có cuộc cách mạng vừa qua để mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước của chúng tôi.

Cuối cùng, Trịnh Công Sơn cho rằng tất cả những thảm trạng mà Joan Baez mô tả chỉ là những khó khăn sau chiến tranh, và vì thế ông ta lên tiếng trách móc Joan Baez và 83 người đã ký tên vào bức THƯ NGỎ ấy:

Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?
Năm 1979, lúc Joan Baez và 83 nhân vật phản chiến của Mỹ ký tên vào “OPEN LETTER TO THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” thì chính là lúc mà nhân dân Việt Nam đang trải qua những tháng ngày dưới đáy địa ngục. Hàng trăm ngàn người bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn, hàng chục triệu người đói rách, thiếu cơm ăn, và hàng triệu người phải liều chết bỏ xứ ra đi...

Joan Baez, với trái tim nhân đạo, đã thấy rõ: “Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ chỉ cầu nguyện để được chết đi.”

Nhưng Trịnh Công Sơn, kẻ lúc ấy đang ở ngay trong lòng đất nước, lại loay hoay biện bạch cho nhà cầm quyền.

Thế rồi, với cái biệt tài của mình, ông ta viết bài hát “Em còn nhớ hay em đã quên” để chê trách hàng triệu người đã phải liều chết bỏ xứ ra đi. Bài hát của ông đưa ra những hình ảnh hoàn toàn dối trá. Những hình ảnh lãng mạn thơ mộng đó là những hình ảnh của Sài Gòn trước 1975, chứ hoàn toàn không phải là của thành phố Hồ Chí Minh sau 1975. Nhưng Trịnh Công Sơn hát: “nơi này vẫn thế”. Làm sao mà “nơi này vẫn thế”? Những năm ấy đồng bào chung quanh ông không đủ gạo ăn, không đủ củi đốt. Vô số gia đình ở Sài Gòn bị lùa đi kinh tế mới. Vô số gia đình có những người cha, người chồng, người con bị bắt bớ, giam cầm, hành hạ, thủ tiêu. Ông không hề biết hay sao? Ông hát mà không biết xấu hổ vì sự dối trá của mình:

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng cho em vòm lá me xanh
Em còn nhớ hay em đã quên
Bên hàng xóm đôi khi ghé thăm
Có hai mùa vẫn đi về
Có con đường nằm nghe nắng mưa

Em ra đi nơi này vẫn thế
Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ
Vườn xưa vẫn có tiếng mẹ ru
Có tiếng em thơ
Có chút nắng trong tiếng gà trưa

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ đường dài qua cầu lại nối
Nhớ những con sông nối bao dòng kinh
Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
Nối xôn xao hàng quán đêm đêm
Em còn nhớ hay em đã quên
Trong lòng phố mưa đêm trói chân
Dưới hiên nhìn nước dâng tràn
Phố bỗng là dòng sông uốn quanh

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mỗi chiều gặp gỡ
Nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
Phố em qua gạch ngói quen tên
Em còn nhớ hay em đã quên
Khi chiều xuống bên sông nước lên
Én nô đùa giữa phố nhà
Có nắng vàng lạc trên lối đi

Em ra đi nơi này vẫn thế
Vẫn có em trong tim của mẹ
Thành phố vẫn có những giấc mơ
Vẫn sống thiết tha
Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió
Lá hát như mưa suốt con đường đi
Có mặt đường vàng hoa như gấm
Có không gian màu áo bay lên
Em còn nhớ hay em đã quên
Quê nhà đó năm xưa có em
Có bóng dừa có câu hò
Có con đò chở mưa nắng đi

Thế rồi, năm 1981, Trịnh Công Sơn lại viết bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới”, với một giọng nhạc và một lời hát lạc quan, reo vui. Điều cần lưu ý là: trước 1975, Trịnh Công Sơn xem mỗi cái chết trong chiến tranh đều là một điều bi thảm, và vì thế ông ta “phản chiến”; thế nhưng, sau 1975, ông ta lại có thể viết nhạc để tiếp tay với Đảng và Nhà nước xua những người trẻ tuổi sang chiến trường Kampuchia, và ông ta nói đến cái chết của những thanh niên vô tội này một cách thơ mộng. Những thanh niên bị lùa từ các nông trường ở Việt Nam để sang Kampuchia thì được Trịnh Công Sơn mô tả nhẹ nhàng là “xa nông trường, ra biên giới”, giống như đi du ngoạn. Những người đi Kampuchia, bỏ mạng, không bao giờ về nữa, thì được ông ta mô tả là “có đôi khi đi không trở lại”:

... Xa nông trường, ra biên giới
Có đôi khi đi không trở lại 
Nhưng trong lòng nghe tiếng nói
Những gian nan sẽ đo lòng người...

Năm 1985, Trịnh Công Sơn đem bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” đi dự cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”. Và ông ta đã được Đảng và Nhà nước trao Giải Nhất.

Trước 1975 có hàng trăm nhạc sĩ được đào tạo chính quy để chuyên viết nhạc kháng chiến chống Mỹ, nhưng từ 1975 đến 1985, họ không thể nào thi thố nổi với cái tài của Trịnh Công Sơn trong việc sáng tác kịp thời, đạt chất lượng, và du dương lỗ tai, để tuyên truyền cho những chính sách của Đảng và Nhà nước dưới thời Lê Duẩn.

Bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” của Trịnh Công Sơn, Giải Nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”, chính là đỉnh cao của nền văn nghệ tuyên truyền trước khi chính sách “đổi mới” ra đời.

Từ năm 1986 trở đi, Trịnh Công Sơn bắt đầu được phép quay trở lại với cái mùi lãng đãng trước 1975, và ông ta có 15 năm còn lại để tô điểm cho cái hình ảnh một nhạc sĩ với tấm lòng đầy tình người.

IS tự xưng và CSVN tự hào- Tác giả Khuất Đấu

 
 
Khi trông thấy những đao phủ thủ của cái tự xưng là Nhà Nước Hồi giáo (Islamic State) bịt mặt hành quyết những con tin vô tội, và cảnh bọn chúng hò reo dưới lá cờ đen của quỷ, tôi biết rằng ngày ấy sẽ tới.
 
Ngày mà không chỉ một vài con tin mặc áo màu lửa bị chặt đầu, bị thiêu sống hay bị xe tăng cán qua, nhưng có thể là hàng trăm, hàng ngàn.
 
Ngày mà không riêng gì ở sa mạc Syria nắng cháy, ở Iraq đổ nát, nhưng có thể ở mọi nơi mọi lúc trên khắp trái đất...
 
Ngày mà sự yên bình, sự ngây thơ và cả sự lãng mạn bị xé toạc, bị giẫm đạp.
 
Ngày mà cả thế giới sững sờ, kinh hãi.
 
Ngày ấy đã tới. Đúng vào ngày thứ sáu 13, tháng 11, những con quỷ IS tự xưng đã xả súng vào một nhà hàng, một rạp hát và cả sân vận động (nếu không bị ngăn chặn từ ngoài cổng). Hơn 100 người chết và gấp ba số người ấy bị thương.
 
Máu đã đổ giữa trái tim hào hiệp và tự do của nước Pháp. Máu tưởng chừng bắn vọt lên đỉnh tháp Eiffel và nhuộm đỏ cả Khải Hoàn môn.
 
Cả thế giời bàng hoàng, thương tiếc. Hàng triệu ngọn nến được thắp lên trong đêm. Hàng triệu đoá hoa ngậm ngùi tưởng niệm.
 
Không nghi ngờ gì nữa, IS rất tàn bạo, rất man rợ.
 
***
 
Nhưng Cộng Sản cũng đâu có thua kém, nếu không muốn nói còn tàn bạo hơn, độc ác hơn, vì họ đã tàn sát những người vô tội, mà những người ấy chính là những người cùng một màu da, cùng một tiếng nói, những người anh em cùng một mẹ.
 
Hãy nhớ lại những đêm dài 70 năm trước đây. Biết bao người bị đập đầu bằng cán cuốc, bị chém bằng mã tấu hay bị nhét vào bao bố thả xuống sông gọi là cho mò tôm...
 
Hãy nhớ lại những đêm đấu tố, địa chủ bị bắt quỳ trên ổ kiến lửa, bị nhiếc mắng, bị đánh đập cho đến chết.
 
Hãy nhớ lại tết Mậu Thân với hàng ngàn người bị dẫn đi trong đêm tối, rồi chết chùm trong Bãi Dâu khi tay và chân vẫn còn bị trói.
 
Hãy nhớ lại những xác người trên đại lộ kinh hoàng khi cả vạn người di tản bị Cộng Sản bắn đuổi theo.
 
Hãy nhớ lại những học sinh tiểu học ở Cai Lậy bị pháo kích ngay trong giờ học.
 
Hãy nhớ lại những con thuyền tị nạn rách nát trên biển đầy bão tố và hải tặc.
 
Hãy nhớ, để thấy rằng khi con người bị đầu độc, bị quỷ ám bởi những tà thuyết, thì thế giới sẽ chìm đắm trong sợ hãi, trong ngu dốt.
 
Và nước Việt của tôi chìm sâu tận đáy. Mãi đến thế kỷ 21, vẫn còn có những kẻ tự hào về cái gọi là chiến công oanh liệt, vẫn có những kẻ cầm bút tê mê nhớ lại cái phút giây ngồi xe Honda để trái lựu đạn đã tháo chốt trên mu bàn chân rồi hất vào đám đông trước khi vụt chạy. Sau đó tếch vào một quán bên đường gọi la-de để uống mừng.
 
Trái tim hoa lệ của nước Pháp đang nhỏ máu. Và cả thế giới đang tỉnh thức. Những người đã chết dù sao cũng được tiếc thương, chắc chắn là không một ai không xót xa, ngoại trừ những con quỷ đen bịt mặt.
 
Nước Mỹ, nước Anh, nước Pháp rồi những nước khác sẽ phải đối đầu với cái bóng ma IS tự xưng. Sẽ còn nhiều Paris đổ máu. Sẽ có những siêu thị, rạp hát, sân vận động nổ tung. Những con người tươi tắn, thanh lịch, no đủ ở các nước mà trình độ văn minh đã vươn lên tận đỉnh, những trí thức, nghệ sĩ thường tả khuynh như mốt thời thượng sẽ cảm nhận được thế nào là nỗi kinh hoàng khi nghe những tiếng nổ xé tai, khi thấy máu đổ, thịt nát, xương tan... sẽ hiểu thế nào là nỗi đau khi mất người thân và cũng có thể mất một phần của chính thân thể mình. Cũng tại Paris, những ai đã từng cầm cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để ủng hộ cho những kẻ giết chính đồng bào mình, sẽ hiểu thế nào là sự mù quáng.
 
Và sẽ hiểu rằng bất cứ tổ chức nào, chế độ nào tự xưng thì cũng đều là sản phẩm của những tên giết người. Đã giết người mà còn tự hào nữa thì quả thực không còn gì để nói.
 
Hãy nhớ lấy.
 
 
 

Andrea Bocelli and Veronica Berti hát 'Les Feuilles Mortes'








 Les feuilles mortes  của Jacques Prévert
Oh, je voudrais tant que tu te souviennes,
Des jours heureux quand nous étions amis,
 Dans ce temps là, la vie était plus belle,
 Et le soleil plus brûlant qu'aujourd'hui.
 Les feuilles mortes se ramassent à la pelle,
 Tu vois je n'ai pas oublié.
 Les feuilles mortes se ramassent à la pelle,
 Les souvenirs et les regrets aussi,
 Et le vent du nord les emporte,
 Dans la nuit froide de l'oubli.
 Tu vois, je n'ai pas oublié,
 La chanson que tu me chantais.
 C'est une chanson, qui nous ressemble,
 Toi qui m'aimais, moi qui t'aimais.
 Nous vivions, tous les deux ensemble,
 Toi qui m'aimais, moi qui t'aimais.
 Et la vie sépare ceux qui s'aiment,
 Tout doucement, sans faire de bruit.
 Et la mer efface sur le sable,
 Les pas des amants désunis.
 Nous vivions, tous les deux ensemble,
 Toi qui m'aimais, moi qui t'aimais.
 Et la vie sépare ceux qui s'aiment,
 Tout doucement, sans faire de bruit.
 Et la mer efface sur le sable
 Les pas des amants désunis...
 
 
Mùa lá chết - Nguyễn đăng Thường dịch
 
Ôi ta muốn em nhớ
Mãi những ngày xưa ấy
Khi đời còn ngất ngây
Và mặt trời rạng rỡ
 
Lá vàng hốt bằng xẻng
Anh vẫn nhớ chưa quên
Chiếc xẻng hốt lá vàng
Kỷ niệm và tiếc thương
 
Và cơn bấc buốt giá
Của đêm tối lãng quên
Đã cuốn theo tất cả
Vâng anh vẫn chưa quên
Bài ca em đã hát
 
Bài ca của chúng ta
Em yêu và anh yêu
Chúng ta đã chung sống
Em yêu và anh yêu
 
Êm ái không tiếng động
Đời chia cách đôi ta
Và biển trên cát xoá
Bước chân đôi tình nhân
 
Chúng ta đã chung sống
Em yêu và anh yêu
Êm ái không tiếng ngân
Đời ngăn cách đôi ta
 
Và biển trên cát xoá
Bước chân đôi tình nhân

Giáo sư Vũ văn Mẫu "tám" về: ngày 30 tháng 4 năm 1975



"Sau ngày 30 tháng tư năm 1975 giáo sư Vũ Văn Mẫu vị thủ tướng cuối cùng của VNCH khi làm bộ từ điển Từ nguyên tiếng Việt có nhờ Lão Hủ và nhà thơ Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường hiệu đính dùm,trong dịp này ông đã nói với Lão Hủ rằng sai lầm lớn nhất trong đời làm chánh trị của ông là đã không nghe lời vị tướng người Pháp tên Vanuxen Theo giáo sư Mẫu thì sáng 30 tháng tư vào lúc 10 giờ tướng Vanuxem người từng là trưởng ngành quân huấn của quân đội Pháp ,ông thầy của tướng Dương Văn Minh tới dinh Độc Lập gặp tướng Dương văn Minh và ông ,dịp này tướng Vanuxem không gọi tướng Dương Văn Minh là Tổng Thống mà gọi là ông tướng. Tướng Vanuxem hỏi tướng Minh rằng ông tướng có muốn đường lối trung lập của ông tướng được thực hiện không, nếu muốn ông tướng chỉ cần bước qua phòng bên kia có đài phát thanh riêng của dinh Độc lập đọc nhật lệnh tử thủ thì lập tức 20 sư đoàn Hồng quân Trung Quốc sẽ tiến đánh Hà nội, lúc đó các mũi tấn công của Cộng quân vào Saigon sẽ chùn lại liền và một chính phủ Trung Lập sẽ xuất hiện ở Saigon do ông tướng cầm đầu. Tướng Minh nghe tướng Vanuxem nói vậy vội hội ý với giáo sư Mẫu, gíao sư Mẫu nóí với tướng Minh, ông ngại chuyện dính với người Tầu lắm. Thế là tướng Minh trả lời tướng Vanuxem, ông không muốn làm những chuyện dính với người Tầu và mọi chuyện diễn ra như mọi người đã biết. Tuy nhiên theo giáo sư Mẫu mặc dù tướng Minh và ông đã bác bỏ giải pháp Vanuxem nhưng người Tầu họ vẫn thực hiện kế hoạch ngăn VC xóa sổ chính phủ Cộng Hòa miền Nam VN bằng cách ra lệnh cho Kờ me đỏ đánh chiếm đảo Thổ chu và biên giới Tây Nam. Theo giáo sư Mẫu ông đã sai lầm khi không tán thánh kế hoạch Vanuxem để mất VNCH, nếu ông và tướng Dương văn Minh tán thành kế hoạch tình hình đã khác vì ông không tán thành mà có các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc xẩy ra nhân dân VN vì vậy chịu nhiều đói khổ và chết chóc hơn đất nước VN do đó tụt hậu hàng thế kỷ.

Những gì giáo sư Mẫu nói sau này Lão Hủ thấy đều được nhà báo Hồng Hà viết trên báo Nhân Dân theo lời kể của tướng Văn Tiến Dũng và trung tướng VNCH Nguyễn Văn Vỹ nguyên bộ trưởng quốc phòng VNCH cũng xác nhận với Lão Hủ là giáo sư Mẫu nói đúng, bản thân ông “kẹt” tại VN cũng vì cái kế hoạch Vanuxem."


Cố Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương mang căn cước công dân VNCH đến chết.



"Sáng 30 tháng 4 năm 1975 vị đại sứ Mỹ cuối cùng tại Saigon ông Martin đến gặp cựu Tổng Thống VN CH Trần văn Hương tại tư dinh của ông ở đường Công Lý báo cho cựu tổng thống Trần Văn Hương rằng VNCH đã hết thuốc chữa sẽ sụp đổ trong 24 giờ nữa tuy nhiên ông và nước Mỹ vẫn còn đủ khả năng đưa cựu tổng thống Trần văn Hương ra khỏi VN đến bất cứ nơi nào ông thích tới. Cựu tổng thống Trần Văn Hương trả lời đại sứ Mỹ rằng ông không đi đâu hết, ông sẽ ở lại VN và chết ở đây. Sau khi trả lời nhã ý của đại sứ Mỹ, cựu tổng thống Trần Văn Hương rời tư dinh ở đường Công Lý dọn về ở nhà riêng ở một con hẻm trên đường Phan Thanh Gỉan Việt Cộng vào chiếm Saigon không đả động gì tới cựu tổng thống Trần Văn Hương có lẽ vì lãnh tụ Việt Cộng Phạm Hùng người nắm quyền ở miền Nam VN lúc đó nguyên là học trò của thầy giáo Trần Văn Hương sợ uy tín của thầy nên không dám đụng tới. Trong khi đó người con trai lớn của cựu tổng thống Trần Văn Hương đi tập kết về dù là người từng chỉ huy tiếp vận trận Điên biên Phủ nhưngcũng chẳng vui vẻ gì ông hỏi cựu tổng thống Trần Văn Hương sao cha không di tản , cựu tổng thống Trần văn Hương cười và nói ba muốn được gặp lại con và chết ở VN chỉ có thế thôi. Thế rồi năm 1978 Việt Cộng tổ chức lễ trả quyền công dân cho cựu Tổng thống VNCH Trần văn Hương dịp này, cựu tổng thống Trần Văn Hương đã đọc một bản tuyên bố từ chối nhận quyền công dân mới và nói vì còn hơn nửa triệu Quân Cán Chính VNCH đi cải tạo chưa về và chưa được nhận lại quyền công dân ông là thượng cấp của họ ông không thể nhận quyền công dân lúc này ông yêu cầu Việt cộng thả hết tù cải tạo và trả quyền công dân cho những người này. Sau khi tất cả Quân Cán Chính VNCH được ra tù nhận lại quyền công dân, ông sẽ là người cuối cùng của VNCH nhận quyền công dân mới. Kết quả là năm 1980 cựu tổng thống Trần Văn Hương qua đời ông vẫn mang thẻ căn cước công dân VNCH và ông được con làm tang lễ theo nghi thức cổ truyền có tụng kinh gõ mõ."