khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Chiếc lá cuối cùng - Nhạc Tuấn Khanh - Ca sĩ Thiên Tôn








Đêm Nhạc Tưởng Nhớ Giỗ 25 Năm Cố Nhạc Sư Hải Linh





Cung Tiến - Giọt nước mắt hân hoan





Cầu Nguyện



Xin chuyển bức thư này đến các nhóm cầu nguyện!

thuan


Anh chị em rất thân mến,
 
Cách đây vài phút, tôi nhận được một tin nhắn trên điện thoại từ anh Sean Malone, người đứng đầu Tổ chức Crisis Relief International (CRI – tạm dịch Viện trợ Khẩn Cấp Quốc Tế). Sau đó, chúng tôi có trao đổi ngắn gọn với nhau trên điện thoại, và tôi hứa chắc chắn với anh ta rằng chúng tôi sẽ nhắn lời kêu gọi cầu nguyện khẩn thiết này đến tất cả những người thân quen.
“Chúng tôi đã bị mất thành phố Queragosh (Qaraqosh). Thành phố ấy đã bị rơi vào tay phiến quân ISIS và bọn này đang chặt đầu rất nhiều đứa trẻ. Hiện nay tại thành phố này, chúng tôi phải hết sức kín đáo trong việc tiếp tế lương thực cho người dân. Phiến quân ISIS đã đẩy lùi Peshmerga (lực lượng người Kurd) và nội trong 10 phút nữa, bọn chúng sẽ tiến đến khu vực mà nhóm CRI của chúng tôi đang hoạt động. Vào tối hôm qua,hàng ngàn người đã tháo chạy đến thành phố Erbil.
 
Chính vì vậy, Liên Hiệp Quốc đã phải di tản nhân viên của họ tại thành phố này. Riêng nhóm của chúng tôi sẽ vẫn bám trụ tại đây.
 
Xin mọi người hãy cầu nguyện thật nhiều cho chúng tôi!”.
 
Xin mọi người hãy giúp lời cầu nguyện cho những người dân đang sinh sống ở phía Bắc Iraq thóat khỏi sự leo thang khủng khiếp của phiến quân ISIS cũng như những mục tiêu Hồi Giáo cực đoan của chúng trước những cuộc tử hình tập thể dành cho người Kitô giáo trong khu vực này.​
Tôi nài xin các bạn đừng làm ngơ trước bức thư này.
 
Làm ơn đừng chuyển tiếp bức thư này khi các bạn chưa cầu nguyện cho chúng tôi. Sau khi cầu nguyện xong, hãy gửi nó cho càng nhiều người càng tốt.
 
Xin các bạn hãy chuyển thư này đến những người bạn tốt của các bạn và những người Kitô giáo mà bạn biết. Xin hãy chuyển bức thư này đến các nhóm cầu nguyện.
 
Xin hãy chuyển bức thư này đến vị mục tử của các bạn và nhờ Ngài cầu nguyện cách đặc biệt vào các buổi phụng tự ngày Chúa Nhật.
 
Chúng tôi chỉ còn biết trông cậy vào sự hiệp thông của các Kitô Hữu.

Linh mục John Pitzer


12C3 không mờ nhạt-- Tác giả Nguyễn Trung Tây




12C3 là chuyện một lớp học thời đổi đời xẩy đàn tan nghé từ 1979, miểng văng bốn lục địa, từ Sàigòn tới San Jose, Bắc Úc rồi Bắc Âu. Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu.

* * *


blank
35 năm sau, thầy trò cụng ly tại Oslo, Na Uy. Ông thầy nay là nhà thơ Cung Vĩnh Viễn. Chàng học trò xưa nay là nhà văn linh mục Nguyễn Trung Tây.

Vẫn là một điều không hiểu, bởi từ bao lâu nay có những người tôi đã gặp gỡ trên một khoảng đường đời, nhưng khuôn mặt, tính tình, và ngay cả tên tuổi xuất hiện trong tâm trí mờ nhạt. Nếu phải nói về họ, thông thường tôi ấp úng ngớ ngẩn, bởi không nhớ. Ngược lại, có những người tôi nhớ dáng đứng, lời nói; tên của họ tôi nhớ chính xác, đủ họ và tên.

Những người mờ nhạt, có một thời tôi nghĩ bởi mình không có nhiều kỷ niệm. Nhưng thấy cũng không đúng lắm, bởi có người tôi đã chia sẻ một đoạn đường năm năm chung trường, hay mười năm hàng xóm, rõ ràng một khoảng thời gian dài; nhưng quên vẫn quên! Riêng những người tôi nhớ, có người chỉ gặp khoảng ba năm thôi, nhưng nhớ, nhớ hoài, tôi muốn nói tới bạn học lớp 12C3 năm 1979 của Nguyễn Thượng Hiền; hoặc đặc biệt hơn chỉ vỏn vẹn một năm, nhưng sau hơn ba mươi năm không gặp mặt, mở miệng ra tôi vẫn đọc đúng họ và tên, tôi muốn nói tới Thầy Cung Vĩnh Viễn của 12C3 Nguyễn Thượng Hiền.

Lớp 12C3 của chúng tôi học chung với nhau từ 10C3 năm 1976. Tôi mù mờ với tên và khuôn mặt giáo viên dậy Văn lớp 10 và 11. Nhưng đầu năm lớp 12, chúng tôi học Văn với Thầy Cung Vĩnh Viễn. Ngoài dậy Văn, Thầy còn là Giáo viên Chủ Nhiệm 12C3. Tôi không hiểu các bạn khác thì sao, nhưng Thầy xuất hiện nổi bật trong tôi với hàng râu mép, giọng Bắc ấm áp, dáng phong trần với điếu thuốc lá lãng đãng khói trắng, đặc biệt Thầy giảng bài rất hấp dẫn.

Năm 77, 78, 79, C là lớp chuyên Toán Lý. Học sinh khối C thông thường không thích Văn. Nhưng lớp 12C3 mê Thầy Cung Vĩnh Viễn, đặc biệt nhóm con trai, chuyên viên cúp học giờ Văn lớp 10 và 11C3. Nhưng lên lớp 12C3, tự nhiên tên nào cũng nghiêm chỉnh ngồi học giờ Văn, bởi thầy dậy Văn là Thầy Cung Vĩnh Viễn.

Tôi không biết Thầy có hấp lực gì để đám con trai 12C3 không bỏ lớp đi hoang nữa. Nhưng giờ ngồi nhớ lại, tôi đoán có lẽ đám con trai tụi tôi khoái Thầy bởi nơi Thầy có một chút lãng mạng của Đồng Xanh (The Greenfield), "Đồng xanh là chốn đây, thiên đàng cỏ cây, là nơi bầy thú hoang...", một chút lạ lùng Lê Uyên Phương, "Theo em xuống phố trưa nay theo dòng nước cuốn lêu bêu...", một chút triết lý hiện sinh Jean Paul Sartre trong Buồn Nôn, muốn đạp đổ tất cả... Đặc biệt nhất, những khi "phải" giảng những điều "không thật", Thầy không bao giờ nhìn tụi tôi, nhưng quay lên bảng, giả vờ viết một vài chữ gì đó. Tụi tôi thấy hết. Và tụi tôi nói với nhau về những cái quay lưng đặc biệt của Thầy. Cứ thế... Cuối cùng Thầy lấy được niềm tin của chúng tôi, đặc biệt đám con trai.

Tuổi 16, 17, con trai chúng tôi cần những thần tượng để nhìn lên, để bám lấy và để tin tưởng. Nhưng sau một cuộc bể dâu, chúng tôi mất Sài Gòn và thần tượng. Và riêng niềm tin, chúng tôi ngỡ ngàng nhìn thấy cha anh bị dối lừa dẫn vào trại tập trung cải tạo. Thời năm 79 phía Bắc mặt trận biên giới nổ ra; phía Tây Nam lính Khờ Me đỏ với mã tấu, súng AK Trung Cộng lăm le đợi chờ chúng tôi, tuổi thanh niên 18. Nhiều người bạn cùng thời đã bỏ xác tại chiến trường Cam Bốt, di ảnh để lại trên bàn thờ hương khói. Thời năm 79 còn là thời bạn bè thân thiết âm thầm lên thuyền vượt biên, tối qua còn uống càfe với nhau, mấy ngày sau, biệt tăm. Có tên tới đảo, có tên bỏ xác đáy biển. Sống trong hoàn cảnh đặc biệt của một giai đoạn bể dâu, Thầy Viễn hiện ra như một luồng gió thổi hây hây nhẹ vào đêm hè lửa đỏ! Thầy trở thành một hình ảnh, một niềm tin để chúng tôi trông lên, bám vào. Sau giờ học, đám con trai bên tách ly càfe hút thuốc lá Ara Con Két và Hoa Mai nói rất nhiều về Thầy, đặc biệt lòng tự trọng của một kẻ sỹ!...

Tuổi 17, 18 cũng là tuổi nổi loạn. Sáng hôm đó chúng tôi đứng bên hành lang cửa lớp giờ ra chơi, một tên bật miệng đề nghị 12C3 bỏ lớp dẫn nhau đi chơi. Không ngờ, cả bọn gật đầu đồng ý. Sau những âm thầm bàn luận, sáng hôm đó, chúng tôi cũng vẫn mang sách cặp tới trường, nhưng cả lớp, gái cũng như trai, đứng tụ tập ngay trước cửa trường. Chúng tôi ồn ào nói với nhau và "thông báo" với các bạn học của trường bản tin 12C3 Nguyễn Thượng Hiền hôm nay bỏ học! Tiếng chuông giờ học buổi sáng reo vang sân trường cũng là giây phút chúng tôi lái xe đạp dẫn nhau bỏ đi. Cả lớp đạp xe tới Vườn Lái Thiêu.

Sáng hôm sau, chúng tôi xách cặp vô lớp để gặp Thầy Viễn đứng đó, yên lặng chờ đợi. Cuối cùng Thầy nói, trầm tĩnh trong từng câu. Tôi cảm nhận trong từng chữ từng lời, Thầy rất thận trọng đắn đo để không thương tổn chúng tôi, tuổi trẻ mới lớn lạc loài ngay trên quê hương. Sáng hôm đó chúng tôi không phải học nữa, nhưng Thầy thông báo, theo lệnh thầy Hiệu Trưởng, chúng tôi phải mang phụ huynh lên gặp Thầy, khi đó mới được tới lớp. Tụi tôi đứng dậy xách cặp đi về. Và đương nhiên, tụi tôi, có tên tới nhà người quen, năn nỉ họ giả làm phụ huynh; có tên túng kế, quay ra lề đường nhờ tài xế xe xích lô đóng vai anh lớn tới trường gặp Thầy.

Kết quả cho một lần nổi loạn là 12C3 bị giải thể. Chúng tôi bị chia thành từng nhóm nhỏ "di cư" sang những lớp hàng xóm, 12C1, C2, C4... Giải thể, nhưng tụi tôi vẫn gặp lại Thầy trong giờ Văn của những lớp 12C hàng xóm. Thầy vẫn thế, lãng mạn, triết gia, điếu thuốc kẹp tay, và có một chút gì đó bất cần, một nét rất nhà thơ...

Mặc dù 12C3 đã bị giải thế, giờ ra chơi, chúng tôi vẫn đứng với nhau. Mỗi lần Thầy Viễn đi ngang qua, chúng tôi vẫn nghiêm trang mở miệng chào Thầy. Thầy nhìn chúng tôi, một thoáng nụ cười. Tôi không hiểu Thầy nghĩ gì khi thấy 12C3, lớp Thầy Chủ Nhiệm, bị giải thể, nhưng riêng tôi, tôi biết Thầy vẫn là Thầy Chủ Nhiệm, Thầy vẫn dậy Văn lớp 12C3.

Cuối năm 79, chúng tôi thi Tú Tài, ra trường. Tiệc cuối năm không tổ chức bởi lớp đã bị giải thể. Cánh cửa Nguyễn Thượng Hiền đóng lại sau lưng. 12C3 chúng tôi có tên Thanh Niên Xung Phong; có tên bị lệnh Tổng Động Viên năm 79 cuốn trôi sang chiến trường Tây Nam; có tên vượt biên; có tên thi đậu vô đại học, Bách Khoa, Kinh Tế, Nông Nghiệp. Nhưng khi có dịp, tụi tôi vẫn gặp nhau như ngày nào, vẫn xưng danh 12C3; con trai vẫn nhậu, vẫn uống càfe, hút thuốc Ara Con Két và Hoa Mai cháy khét; 12C3, một tên bị bắt nạt, cả nhóm con trai vẫn xúm vào bênh vực bạn (bất kể bạn đúng hay sai!); 12C3 con gái vẫn áo dài trắng ngồi ăn chè. Tụi tôi vẫn gặp nhau, băn khoăn chuyện tương lai, thì thào chuyện vượt biển... Và Thầy dậy Văn, như một ước lệ, vẫn được nhắc nhở tới. Đám con trai có tên vẫn ghé nhà thăm Thầy. Bởi thế năm 1981, lớp 12C3 nhận được tin thuyền gỗ có Thầy được tàu Na Uy vớt. Tự nhiên tôi trầm ngâm mấy phút, tôi mơ bước chân xuống thuyền gỗ như Thầy, lênh đênh trên sóng biển như Thầy, và được tàu Na Uy vớt như Thầy.

Dòng thời gian đẩy tới, năm 82 tôi xuống thuyền gỗ tại Rạch Giá. Chuyến tàu định mệnh mang nhiều bất hạnh khi vượt qua vịnh Thái Lan... Nhưng cuối cùng thuyền cũng cặp bến Marang của Mã Lai. Và thuyền gỗ (không số) Rạch Giá khoác vào mã số PB 706 trên đảo Bidong. Tôi, Sài Gòn, Việt Nam khoác lên người áo tỵ nạn! Cao Ủy Tỵ Nạn cấp thẻ Căn Cước Người Vô Tổ Quốc (Displaced Person). Năm 84 tôi tái định cư tại Thung Lũng Hoa Vàng, San Jose, California.

Và thật là mầu nhiệm, chúng tôi, 12C3 gặp lại nhau trên vùng đất mới. Trên đảo tỵ nạn Pulau Bidong, tôi gặp Ngô thị Mai Phương. Tại Thung Lũng Hoa Vàng San Jose, tôi gặp Đỗ Thụy Tú và Nguyễn Đình Thuần. Tại Brisbane, Úc Châu tôi gặp vợ chồng Nguyễn Kế Khôi và Nguyễn Kim Yến, Lê Đức Thảo. Tại Mỹ nhận được email và tin tức của Trần Quốc Bảo, Hoàng Đình An, Nguyễn Hồng Kha, Nguyễn thị Thanh Vân, Ngô thị Giáng Tiên, Trần thị Mộng Thuý, Vương Thành Vinh, Hoàng "Ngựa". Hội ngộ 12C3 chưa dừng lại ở đó, năm 2005, tôi bay về Việt Nam 20 năm ngày giỗ Bố, tôi gặp lại gần như đủ mặt lớp 12C3, Hồ thị Ngọc Truyền, Nguyễn Ý Nhi, Trương thị Trâm Anh, Hoàng Quốc Thái, Thiều Văn Thành, Trần Văn Tráng, Trần Kính Lữ, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Đình Tuyển và nhiều bạn học khác. Chúng tôi, 12C3, vẫn đủ mặt, vẫn 12C3 của năm 1979, vẫn là bạn thân của mày và tao, vẫn chửi tục ồn ào như ngày nào, vẫn càfe đen đắng nghét, vẫn là học sinh áo trắng lớp 12C3 Nguyễn Thượng Hiền. Và Thầy Cô của ba năm, 10C3, 11C3, 12C3 vẫn được chúng tôi nhắc tới. Thầy Cung Vĩnh Viễn vẫn là một cái tên, lớp 12C3 không quên.

Cứ thế, hằng năm 12C3 gặp nhau, hoặc ở Úc Châu, hoặc ở Mỹ, hoặc ở Việt Nam.

Tháng 9 năm 2014, tôi có dịp công tác tại Hòa Lan. Sau đó tôi bay vào thủ đô Oslo của Na Uy ghé thăm người bạn thời chung trường tại Chicago, Phố Gió. Thật bất ngờ, vợ bạn tôi mang về nhà tờ đặc san Cộng đồng Việt Nam tại Oslo. Tôi mở ra, đọc thấy mấy bài thơ ký tên Cung Vĩnh Viễn. Tôi không tin vào cặp mắt mình! Hóa ra Thầy Cung Vĩnh Viễn đang sống ở Oslo. Sáng hôm đó, tôi nhờ vợ bạn tôi liên lạc. Tối hôm đó, tôi được nói chuyện với Thầy. Sáng hôm sau, bạn tôi lái xe mang tôi tới nhà của Thầy. Trời mùa đông Na Uy giá rét, mưa đông phủ mờ kính xe hơi che cản đường. Nhưng rồi cũng tới. Cánh cửa gỗ mở lớn, Thầy Cung Vĩnh Viễn hiện ra, bằng xương bằng thịt. Thầy vẫn nét phong trần lãng tử, vẫn hàng râu mép, vẫn ánh mắt tinh anh. Tôi cúi đầu chào Thầy. Thầy ôm vai tôi. Giây phút linh thiêng của Thầy và trò. Cuối cùng, sau hơn 30 năm (1979-2014), tôi gặp lại Thầy.

Quà tôi biếu Thầy là một chai rượu đỏ Tây Ban Nha. Thầy mở ra ngay mừng ngày hội ngộ. Thầy và Cô nấu cơm. Tôi hân hạnh ngồi ăn trưa với Thầy. Chuyện xưa của 12C3, chuyện lớp xẩy đàn tan nghé, chuyện thuyền gỗ lênh đênh trên biển, chuyện tỵ nạn, chuyện đời Na Uy và Hoa Kỳ. Chuyện miên man! Chuyện bất tận!

Hồi xưa Thầy dậy tôi văn chương Việt Nam. Thầy nuôi tôi thức ăn tinh thần nguyên một năm dài. Ngày gặp lại Thầy, Thầy nấu cơm, đích thân đứng dọn mâm cơm Việt Nam nhiệt đới trên đất Na Uy, Bắc Âu.

Tôi biết tôi là người học sinh duy nhất của 12C3 gặp lại Thầy sau khi thuyền gỗ của Thầy cặp bến. Thầy nói với tôi, "Đó là một cái duyên!" Thầy tiếp, có những người sống với họ, ở với họ cả một khoảng thời gian, nhưng nếu không duyên, cả hai vẫn không gặp nhau. Có đó, nhưng cũng vẫn là không!

Tôi ngồi đó, chăm chú lắng nghe. Tôi thấy mình vẫn chỉ là một tên học sinh 12C3 ngày nào. Vẫn là Thầy đang đứng lớp. Vẫn là tôi đang ngồi đó nghe Thầy giảng bài. Bài giảng chữ Duyên ngày hôm đó đi thẳng vào hồn tôi. Chữ Duyên Thầy dậy cũng đã trả lời cho tôi biết tại sao có những người tôi mù mờ về hình dáng, giọng nói, tên tuổi dù đã từng đi với nhau cả một khoảng đường dài. Hệ quả của một chữ Duyên.

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối diện bất tương phùng.

Tạm dịch:

Có duyên nghìn dặm xa còn gặp.
Không duyên trước mặt vẫn cách lòng.

Lớp 12C3, tôi nhớ tên các bạn, nhớ không quên, nhớ khuôn mặt, nhớ tiếng nói dù đã là một con số dài tính từ năm 79. Lớp 12C3 hồi đó dù bị giải thể, nhưng bởi chữ Duyên, chúng tôi vẫn thế, nguyên vẹn hình hài, bạn vẫn là bạn, 12C3 vẫn là 12C3. Có dịp, chúng tôi bỏ qua mọi thứ, cương quyết gặp nhau mặc dù đời cơm áo nhiều khi quay nhanh nhanh, quay xoay xoay, quay chóng mặt!...

Thầy Cung Vĩnh Viễn, từ những ngày năm 1979 cho tới ngày hôm nay 2014, vẫn là Thầy. Gặp lại Thầy, tôi lại mặc áo trắng, tay ôm sách vở, hạnh phúc bước qua khung cửa, ngồi xuống bàn gỗ lớp học tường vôi 12C3 ngày nào. Vẫn là tàng lá me xanh xanh đong đưa bên khung cửa lớp. Thầy đứng đó trước bảng đen, tay cầm phấn trắng, giọng trầm hùng dậy tôi về ý nghĩa chữ Duyên.

Cám ơn Thầy cho những dậy dỗ một thời tiếng Việt mến yêu. Cám ơn Thầy đã xuất hiện vào một thời mất thần tượng và mất niềm tin. Cám ơn Thầy đã rót rượu đổ tràn đầy ly của em. Cám ơn Thầy và Cô cho một bữa ăn trưa quê hương trên vùng trời Bắc Âu mùa đông. Và cám ơn Thầy cho bài giảng chủ đề chữ Duyên của ngày hôm đó.

Vâng! Vẫn là câu chuyện của Không Mờ Nhạt bởi chữ Duyên.

Giảm Stress





1 - Mỗi ngày làm một thứ gì đó khẳng định lại vẻ đẹp và niềm vui cuộc sống. Cho dù là đi dạo, làm vườn, ngồi chơi với trẻ em trong công viên, thưởng thức âm nhạc yêu thích hoặc chỉ ngồi ngắm hoa trong vườn, hãy tự cho phép mình nhớ lại những gì đẹp đẽ quanh ta.

2- Làm điều gì đó tích cực để giúp đỡ những người cần được giúp: hiến máu, ủng hộ từ thiện, làm tình nguyện viên tại địa phương. Hành động tự nguyện của bạn sẽ giúp xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ hơn, từ đó giúp ích cho tất cả mọi người.

3 - Giải trí: xem bộ phim yêu thích, rủ cả gia đình ra ngoài vui chơi. Mời bạn thân đến ăn tối. Đi xem hài kịch hoặc phim giải trí. Chơi với trẻ con hoặc chó, mèo.

4 - Tìm hiểu hàng xóm. Ra khỏi nhà và gặp gỡ những người bạn chưa thực sự quen biết. Xây dựng tình hàng xóm sẽ giúp bạn an toàn hơn trong cộng đồng những người sống quanh ta. Nói chuyện cũng giúp bạn giảm bớt lo lắng và cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn.

5 - Cười vang. Cười là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực mà không gây hại. Ngoài ra, tiếng cười cũng làm giảm lo lắng, trầm cảm và sợ hãi.

6 - Mở đầu và kết thúc một ngày bằng một thông điệp tích cực. Thay vì vừa tỉnh dậy đã bật ngay tivi hoặc vớ lấy tờ báo để xem bản tin thì hãy bắt đầu bằng một bài hát yêu thích hoặc lời cầu nguyện. Tự nhắc nhở mình rằng có nhiều điều tốt hơn thứ xấu trên thế giới này.

7 - Không để sự giận dữ và cáu bẳn thống trị cuộc sống. Những cơn nóng giận vô cớ không chỉ làm tổn thương người khác mà còn tổn thương chính bạn. Tìm cách giải tỏa mà không làm ảnh hưởng đến bất cứ ai, như tập thể dục, viết nhật ký, vẽ tranh, chơi game...

8 - Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy nghĩ về một điều gì đó khiến bạn mỉm cười. Nụ cười đón chào buổi sáng sẽ nhắc nhở bạn tìm niềm vui trong cả ngày, ngoài ra cười cũng giúp bạn đẩy mạnh hệ miễn dịch và tăng sức chịu đựng stress.

9 - Biết tha thứ. Khả năng tha thứ sẽ làm bền vững các mối quan hệ, giúp bạn hàn gắn và tiến về phía trước.

10 - Nuôi dưỡng tinh thần gia đình. Bằng lời nói và hành động cho mọi thành viên trong gia đình, dù gần, dù xa, dù nội hay ngoại, rằng bạn yêu họ trên tất cả. Hãy để trái tim nói lời hộ bạn khi đầu óc rối bời khiến bạn quên cả lời nói.

Theo Happy Planet Index, Viet Nam bây giờ là quốc gia được xếp đứng hạng nhì sống hạnh phúc trên địa cầu





Viet Nam là thiên đàng đứng hàng thứ hai trên hành tinh


Các bác K1 bên Saigon đang sống hạnh phúc một cách dư thừa theo bảng xếp hạng bên dưới (bấm vào link để xem).

Như thầy Tốt-làm việc siêng năng dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn làm! Nếu Thầy Tốt có tin gì vui trong năm mới 2015, nhớ gửi hình để Vịt Trời đăng lên blog chia vui. Cảm ơn thầy !


http://www.happyplanetindex.org/data/  then click tab "Table View"

NHỮNG SẢN PHẨM MỚI CỦA NHẬT CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI



Nhật Bản được xem là đất nước siêu cường về công nghệ,  với nhiều bước đột phá kỹ thuật và những phát minh, cải tiến về sản phẩm của họ có thể khiến thay đổi cả thế giới. Dưới đây là những sản phẩm thú vị đến từ Nhật Bản được dự báo sẽ có sức ảnh hưởng rộng lớn.
 
8. Cải tiến máy bán hàng tự động

alt

Máy bán hàng tự động không có vẻ như không phải là điều gì xa lạ, và người Nhật đã khai thác nó ở nhiều khía cạnh của cuộc sống và dạy cho chúng ta biết sức mạnh của sự thuận tiện. Trong khi phần lớn chúng ta sử dụng máy bán hàng tự động để mua nước ngọt, café,… thì các máy bán hàng ở Nhật được cải tiến để bán mọi thứ, từ những chiếc ô tới trứng gà hay những thậm chí là đồ lót. Liệu thế giới có sớm học theo Nhật Bản với những chiếc máy bán hàng tự động có thể cho ra bất cứ sản phẩm thương mại nào mà bạn cần không? Có thể không phải tất cả các loại, nhưng việc một chiếc máy bán hàng tự động có thể giữ được cho rau quả tươi dưới ánh mặt trời thực sự có thể trở thành một sản phẩm tiềm năng trên toàn cầu.

7. Camera đọc ý nghĩ
alt

Khai thác sức mạnh của bộ não con người là ước mơ của mọi nhà sáng chế. Những nhà sáng chế của Nhật đã chế tạo ra được một chiếc camera đặt tên là Neurocam có thể ghi được sóng não và sản xuất ra hình ảnh từ đó. Neurocam đọc những tín hiệu não đồ của người đeo nó và giải thích những tín hiệu đó thông qua một thuật toán phức tạp và chuyển dịch thành những hình ảnh trên iPhone. Công nghệ này mới chỉ ở trong giai đoạn trứng nước, nhưng nó mở ra tiềm năng để con người có thể xem được những giấc mơ, ký ức hay những ý tưởng và nó có thể thay đổi toàn bộ cách thức chúng ta giao tiếp hay và trao đổi thông tin.
6. Pin carbon hữu cơ kép
alt
Năng lượng bền vững và năng lượng tái tạo chính là chủ đề nóng trong thập kỷ vừa qua. Đó là lý do công ty Power Japan Plus đã tạo ra một thế hệ các sản phẩm năng lượng bền vững mới sử dụng pin carbon hữu cơ hoàn toàn có thể sạc lại. Pin Ryden chứa thời gian lâu hơn bất cứ loại pin nào trước đây. Nó có thể được sạc nhanh gấp 20 lần pin thông thường, và đây chính là loại pin hiệu quả nhất trên thế giới. Loại pin này hứa hẹn sẽ thay đổi cách mọi người trên toàn thế giới tiêu thụ năng lượng.
 
5. Robot có thể mặc vào người


alt


Giải pháp cho những người gặp vấn đề về di chuyển chính là công nghệ robot có thể giúp cho họ đi lại, thậm chí chạy nhảy và làm việc. Panasonic đang phát triển robot mà con người có thể mặc lên như một bộ đồ. Nếu như thành công, việc ứng dụng vào quân đội, ứng dụng cho những người khuyết tật, thậm chí các công dân bình thường cần hỗ trợ thêm năng lượng để hoạt động hàng ngày sẽ trở thành hiện thực. Bộ đồ robot này có giá lên tới 7.000 USD, với trọng lượng khoảng 40kg và có thể mang một tải trọng 30kg. Tương lai giới công nghệ đang chờ đón một bộ đồ nhẹ hơn, nhỏ gọn hơn và mạnh mẽ hơn để giúp con người phục hồi sau những chấn thương vật lý.

4. Tivi HD 4K


alt


Hãy tưởng tượng đến một màn hình tivi siêu thực, cảm giác như bạn có thể chạm vào hình ảnh như trong đời sống thực. Với giải pháp HD 4K đã khiến cho các nhà sản xuất tivi như Sharp hay Sony có thể cho ra những hình ảnh siêu thực như vậy. Thế hệ tivi mới này có độ phân giải cao hơn 4 lần so với màn hình chuẩn HD và có thiết kế lõm để làm phong phú thêm hình ảnh. Một khi loại tivi này có mức giá phải chăng hơn, nó sẽ khiến cho công nghệ HD cũ trở thành lỗi thời. Nhật Bản cũng trở thành quốc gia đầu tiên phát sóng 4K vào tháng 7 năm nay, sớm hơn so với dự kiến ban đầu là năm 2016.

 
3. Kodomoroid, Ontonaroid và Telenoid Androids


alt
 

Robot có khả năng làm thay đổi mọi điều chúng ta biết về tương tác xã hội. Nhà khoa học Hiroshi Ishiguro và đội ngũ của ông ở trường đại học Osaka đã phát triển ra 3 robot nữ với các thuộc tính vật lý như con người từ màu da, đặc điểm khuôn mặt, mái tóc và cả quần áo. Các robot này tên là Kodomoroid, Ontonaroud và Telenoid, đại diện cho các lứa tuổi khác nhau. Công việc của các nữ robot này như một người đọc RSS, cung cấp tin tức trong 1 bảo tàng cho bất cứ ai yêu cầu, ở nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các robot này có thể di chuyển như con người, với hàng loạt các cử chỉ như mỉm cười, nháy máy.
2. ASIMO Robot

alt

Asimo robot là một bước tiến bộ lớn trong ngành công nghệ robot tại Nhật. Asimo có thể làm nhiều việc như con người bao gồm chào hỏi khách, mở hộp, phục vụ đồ uống. Các robot đã được cập nhật vào năm 2014 để có thể chạy và nhảy lên tới 5 km một giờ, đây là một thành tích đáng kể đối với robot. Nếu được phát hành rộng rãi, Asimo chính là một giải pháp vàng cho những người bị khuyết tật liên quan đến di chuyển và cần được giúp đỡ thường xuyên.
1. Thang máy không gian

alt

Cuộc chạy đua để xây dựng thang máy không gian đầu tiên đang nóng lên. Mô hình cho phát minh này được bắt đầu từ các nhà khoa học Nga từ những năm cuối 1800 tới những năm giữa thập niên 1900. Các kỹ sư Mỹ đã có những bước tiến ấn tượng trong việc xây dựng thang máy không gian này, nhưng cuộc thi tổ chức năm 2007 với giải thưởng tận 500.000 USD cho sự phát triển thang máy trong không gian đã không có ai được trao. Kể từ đó, người Nhật có vẻ như chiếm lợi thế hơn trong cuộc đua này.


Tập đoàn Obayashi có kế hoạch sẽ đưa thang máy không gian vào hoạt động năm 2050, theo đó thang máy này sẽ đưa du khách đến một trạm không gian thông qua một hệ thống nano carbon ròng rọc. Sử dụng năng lượng mặt trời, thagn máy này có thể đưa 30 người với tốc độ 200km một giờ. Công nghệ này nếu thành công, sẽ làm thay đổi ngành du lịch và khám phá không gian mãi mãi.

Chuyện có thực: "Người đi trên mây"







Ca Đoàn FAVIC gồm các ca viên người Pháp, chuyên hát nhạc Việt nam







Xếp hàng mua cà phê ăn luôn ly giá 10.000 đồng ở Sài Gòn





Lời bình của bác Khoa: "Đây đúng là hiện tượng chết đói!!!!"

Vịt Trời đề nghị: " Muốn uống cà phê chính hiệu? Hãy đến quán cà phê Không Tên,  cà phê rang bo bo trộn xuyên tâm liên, nằm gần ngã sáu Công Trường Dân Chủ, sát nách ga xe lửa Hòa Hưng, của đất Saigon "
 

 
 

 
Cà phê sau khi uống khách có thể ăn luôn cái ly là sản phẩm mới được một cửa hàng ở Saigon kinh doanh, nhưng rất hút khách. Nhiều người xếp hàng cả tiếng để mua món thức uống lạ này.
 
Quán cà phê với chiếc ly có một không hai này nằm trên đường Trần Quang Khải, quận 1, TP.HCM. Anh Tùng, chủ quán cho biết đây là hình thức uống cà phê độc đáo đã có ở nước ngoài. Nhưng ở Việt Nam, khi anh bắt tay vào làm, phải mất hơn 2 tuần tìm hiểu và chế tạo thành công vỏ bánh có hình dạng chiếc ly, anh mới dám đem sản phẩm ra bán. “Không ngờ chỉ sau 1 ngày lại nhận được nhiều sự ủng hộ của khách hàng đến vậy”, anh Tùng nói.
 
Để trải nghiệm chiếc ly cà phê có thể ăn được này, nhiều khách hàng phải xếp hàng chờ đợi khá lâu.
 
Hiện tại lượng khách kéo đến mua rất đông. Bánh lại được làm thủ công nên không đủ để bán. Chỉ 7 – 15 phút, quán đã bán hết hơn 100 ly cà phê loại này. Không ít người chấp nhận ngồi đợi bánh ra lò để mua.

Ngoài cà phê truyền thống, quán còn phục vụ đồ uống phủ một lớp kem bên trên. Giá bán hiện tại của các sản phẩm như vậy là 10.000 đồng và là mức giá trong chương trình quảng cáo kéo dài đến hết tháng 11. Vì mức giá tương đối phải chăng nên nhiều bạn trẻ tranh nhau đến quán để thử loại cà phê ăn luôn ly độc đáo này

Dù mới khai trương, song cảnh thường thấy là quán luôn đông đúc, nhiều lúc không còn một chỗ trống.
  

Phụ bản ngày khói hương - Tác giả Trần Hạ Tháp








Chính bản

Ngày 21 tháng 9 năm Giáp Ngọ (tức 14/10/2014): giỗ kỵ ngài đầu tọa chi phái trong họ tộc. Từ đường: tại làng quê cách thành phố H hơn mười km quốc lộ 1A. Thời tiết: âm u, chưa mưa gió hay lụt bão như nhiều năm về trước.

Chú Dg: nam thành viên chi phái cư ngụ thành phố H, là hậu duệ đời thứ 9. Lịch trình dự trù tham dự: khởi hành lúc 6 giờ sáng. Sau khi hoàn tất cuộc lễ tại làng quê, trở về thành phố H lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Phương tiện di chuyển: xe honda 50 phân khối đời 86.

Trang bị cá nhân: bị rết đeo vai đựng áo mưa, ống sáo trúc và thẻ hương. Ngoài ra, còn có phần hiện kim, hiện vật đóng góp vào quỹ chung theo lệ định (1 lon gạo cộng 5 chục ngàn đồng mỗi một nam thành viên đã lập gia đình).

Sinh hoạt: thường niên chiếu lệ. Dạng thức: theo nghi lễ cổ truyền đơn giản.

Ghi nhận đột xuất: một số phụ bản ngày có tính phức tạp, ngoài tiên liệu. Tất cả được đính kèm sau chính bản ngày, như nguyên thể phát sinh.
(hết phần chính bản).
 

Phụ bản (1):

Tờ giấy nhỏ để giữa bàn. Đồng bạc 1 trăm ngàn chồng lên, cả hai được dằn kỹ dưới một gói mì tôm chưa xé. Lấy lên đọc:

“…5 chục đóng giỗ kỵ 2 chục đổ xăng. Dư để phòng lỡ khi bể lốp dọc đường. Bì ny lông đựng gạo góp em để sẵn giỏ xe. Mắt kém đi sát lề chậm nghe. Rồi việc anh lo về, tối đèn pha chói mắt nguy hiểm lắm. Em ra chợ…”

Soát lại “xăng còn đủ.” Xe nổ máy ra ngõ và 10 phút sau dừng ở một sạp lẻ vệ đường. Hết 5 chục cho 5 tấm vé xổ số. Tờ 1 trăm còn nửa. Người bán, kẻ mua cùng tươi cười đặt niềm tin vào hy vọng…

Cuộc “dồn phiếu” đầu ngày, cật lực cho thứ dẫu rất “mong manh nhưng không hề lưu manh.” Khả năng hiện thực quá nhỏ nhưng xổ “ra số” vẫn cứ tốt hơn xổ ra “loại thiên đường không số.” Không hề ra mặt tiền, là loại thiên đường tít mù trong hẻm hóc, mệnh danh các “khu nhà ổ chuột.”
 
Phụ bản (2) :

Anh H thủ từ phân bua:

-Con cháu lớn lên làm ăn khó khăn đi xa cả. Tình hình đóng góp thường niên chiếu lệ có mấy mô?

Nghiệt vật giá ngày mỗi cao. Các chú coi lại mức đóng góp 5 chục ngàn, một lon gạo ra răng hè? Tui chộ ít ỏi quá. Đã đành “có chi cúng nấy” rồi “trước cúng sau cấp.” Nói lạy vong linh ngài, tiên tổ không đòi hỏi nhưng đó là phần lễ. Còn phần hội khi ngồi lại với nhau, năm có một lần chú bác con cháu…Đạm bạc quá!

Anh Thg xua tay:

-Phát sinh ra cái tiền bia bọt. Tụi mình lớn tuổi uống ăn chi mấy? Tụi trẻ đời ni lợi dụng giỗ kỵ đông người, uống vô say sưa toàn nói năng ba láp, tai nạn đầy đường. Vô ích! Cứ rứa mà đóng. Trừ ai có hoàn cảnh tật nguyền, ốm đau bệnh hoạn, người ngoại tỉnh ở xa không về, được miễn. Còn chú bác tới con cháu, hễ nam đã lập gia đình thì mức đó. Một lon gạo, 5 chục ngàn “nhứt nhứt đẳng phần” không thêm bớt. Đừng có đẻ chuyện ra!

“Bàn thượng” không còn ai nói thêm. Còn “bàn hạ” cứ tiu nghỉu nhìn nhau. Sau rốt, có đứa đứng lên:

-Thưa các bác, các chú. Như rứa, hơi buồn là giỗ kỵ thắp hương xong, ngồi mấy phút ai lo về nhà nấy. Mặt trời chưa tắt, từ đường đã “hương tàn bàn lạnh.” Đóng góp hơn tí cho ấm áp.

Chú Dg ở phố về, tỏ vẻ hiểu ý “bàn hạ”:

-Giỗ kỵ tức là “lễ hội gia tộc.” Đã có lễ cũng nên lưu tâm phần hội. Giả như cuộc lễ nào cũng chỉ để nhắc nhủ trách nhiệm, không có gì vui vẻ đính kèm như…kiểu văn nghệ chẳng hạn, sẽ khô khan thiếu nô nức trong tâm lý hướng về… Thưa các anh mình đã nghèo, nghèo thêm chút có sao? Riêng tôi đồng ý kể từ năm tới gắng tăng mức đóng góp thêm 2 chục, thành 7 chục ngàn. Phần gạo mỗi người một lon không thêm bớt. …Chưa hết, buộc phải hứa ngay từ bây giờ. Ai “rượu vào lời ra,” chi phái từ mặt. Thằng nào đại diện chịu trách nhiệm? Hay lâm sự đổ vấy cho tập thể là xong? Đừng học thói quỷ biện ngoài đời cứ “bãi lầy tập thể” lũ cá sấu ngoạm mồi xong, lặn mất…

“Bàn hạ” tất nhiên đồng ý. Đồng ý trong tự nguyện và chịu trách nhiệm rõ ràng. “Bàn thượng” đưa mắt nhau. Họ thành công khi đã ngầm chơi một trận “bóng chuyền” mỹ mãn.

Xưa nói “phép vua thua lệ làng” hoặc “quốc có quốc pháp, gia có gia quy” song phải chăng còn tùy vào mỗi khúc quanh lịch sử, mỗi đơn vị gia đình, gia tộc? Dù bị đánh lẫn vào những tạp chất ô trọc khác. Dù âm thầm nhưng không phải đã cáo chung, đã tàn lụi thứ “giềng mối” mà tiên tổ đã lưu truyền.

Học “một sàng khôn” phải đi mất “ngày đàng.” Nhưng đi quanh xóm “học lóm cha ông” lại là đường dẫn gần nhất tiếp cận những gì lung linh tồn tại đến ngày nay…
 
Phụ bản (3)

Các vị cao niên lo trần thiết bông chuối ở nội thất từ đường. Bọn thanh, tráng niên chừng mươi người tụ hợp cùng 5 con chó đi săn.

Thằng cháu lớn nhất tuổi 41, giải trình lý do:

-Trong khi chờ lễ cúng 2 giờ chiều…Xin chú bác cho tụi cháu về lót bụng tại nhà xong kiếm ít thịt hiếm, trước về cúng tiên tổ sau là vui vẻ trong ngày giỗ kỵ năm ni. Được nhiều ít, đôi ba con cũng là quý. Chồn cáo, chồn đèn thiếu chi…Chỉ chồn hương hiếm, bộ dái thơm mùi “xạ hương” làm thuốc to tiền lắm!

Các chú bác ở quê, khoan khoái gật gù. Họ gần như đều trải qua một thời trẻ trai như thế. Còn nói:

-Tụi bây giỏi chi mấy! Thời trước giỗ kỵ ngài, tụi tao săn về có khi mô dưới chục con không? Chồn mà “hon” thơm nói chi nữa.

Thằng cháu cười tươi:

-Chú bác mô cũng rành rồi. Chỉ chú ở “dưới phố” toàn nghe đi học, chưa biết thịt chồn “hon” cái chắc. Lần ni, cho chú biết!

Chú “dưới phố” chịu thua, không biết nói sao trước cái rộn ràng sôi nổi của hết thảy mọi người. Họ hào hứng. Họ vui lên thấy rõ…

Âm thanh sừng sực của 5 con chó bắt đầu vang lên từ đầu xóm. Những con chó rất được cưng quý ở làng quê. Chúng không hề là chó kiểng, chó Phú quốc, chó Fox xù, hoặc chó béc-giê hung hãn.
 
Không bao giờ là loại ngồi xế hộp, tắm biển và tiêu chuẩn được ăn theo “cấp tướng”… Chó quê quen ăn nhiều rau như chủ chúng.

Phụ bản (4) :

Chó ở làng quê đích thực là “kẻ bảo vệ” nương vườn, “nhà kiến tạo” thức ăn đặc sắc, “thành viên phụ” tích cực góp phần đáng nể vào lễ hội “tri ân tổ tiên chi phái.” Là loại luôn có mặt mọi hoàn cảnh, tuyệt đối đi theo chủ bất chấp đói rét, nắng mưa kể cả khi khổ chủ đã thành kẻ vong gia, vùi đời kinh tế “mới” với hai bàn tay trắng…

Đó là Vàng, Vện, là Ki là Mực, Vá. . . Những con chó thuần gốc Việt. Khỏi cần giải thích tại sao? khi mà đột ngột chúng bị đánh cướp đi, bị dã man bán vào lò thịt chó. Lòng dạ người dân quê quặn thắt. Họ nghẹn ngào ứa lệ.

Chúng được nuôi không phải để săn người, không ác hiểm như những con chó từ “lốt người thoái hóa.” Chúng là bạn tốt, là một loại “con em” các chủ nhân nơi ruộng đồng nghèo khổ… Đoàn chó 5 con của tụi săn chồn hôm nay tự do lăng xăng, chẳng dây buộc cổ. Chúng được nuôi ở mỗi một nhà, nhưng khi đem tụ tập sân từ đường lại không hề cắn xé lẫn nhau. Sao thế nhỉ?

Một cơ hội hết sức quý hiếm để chúng gặp mặt nhau chính thức.

Có cả thi đua dã ngoại hào hứng kèm với lợi ích đặc biệt (chúng rõ có phần cỗ tưởng thưởng cho riêng mình). Chó làng quê không chỉ làm vui lòng chủ nhân, mà còn nhiều hơn thế…Trưa vẫn âm u mây xám nhưng tất cả người và vật đều hí hửng lên đường…

Sự thật, ngày thường ở làng quê không ai nhốt chúng cả. Những con chó thuần Việt đích thực đều tự do từ một thuở ngàn xưa. Mới đây thôi, phong trào trộm chó chích thêm một vết thương tàn bạo vào cái tổ đã gần khô chất ngọt, tổ ong mật quê hương. Đừng nói gì người, đến chó cũng trở thành “tù nhân không tội nhân!”

Từ tư thế đang bảo vệ người, người lại quay ra bảo vệ chó. Ở đâu ra, từ khi nào, và cho ai mọc lên và thịnh hành loại “xực cẩu quán” vốn trước đây quá hiếm ở miền nam. Điều cho thấy trong lịch sử, qua lát cắt của “bi kịch chó,” đạo lý chính tông do tiên tổ truyền lưu đã và đang thương tổn ngậm ngùi…

Chắc giờ nầy chúng đang vô cùng khoái hoạt chạy vòng quanh chân núi. Thật “hãnh diện dùm” cho 5 con chó thân thương kia. Khi mà trong hoàn cảnh “chưa hề đủ tư duy,” chúng thiếu đi cái khái niệm lưu manh, phản phúc.

Ồ, đừng xúc phạm chó! Con người thường đem chúng ra nhằm rủa xả lũ phản quốc buôn dân, loài cợt nhả tổ tiên, thứ khi sư diệt tổ: “đồ chó,” “đồ chó má,” là “chó lợn không bằng”…

Phụ bản (5) :

4 giờ chiều. Nắng đột ngột lóe lên. Trận nồm đâu biết cuối thu?

Trời không còn trừu tượng xám. Bị rết ống sáo trúc thẻ hương hồi ức. Một mình đi cho đến hết mặt trời…

Nổi nửa người qua sóng lau tràn cồn bãi. Cọt kẹt bụi tre kêu ngầu dấu mắt u hoang…Đã lột vỏ bỏ đi đâu hồn rắn? Gởi. Gởi…Gởi lá xuyên không thư bay lạc cõi dương trần, vô nhận…

Hỡi phiên chiều. Kẻ lang thang về đứng bến thật hư? Soi bàu nước váng vàng ngây bóng ngó. Bì bõm…Bì bõm nhái cõng rêu chắp tay ngày bụi cỏ. Đã bái biệt hoàng hôn!

Lạy gió…

Phụ bản (6) :

Trường kỷ từ đường. Khói trầm hương. Chữ viết gốc rạ chen mặt sau tờ vàng mã :

“…nơi nào vắt áo bụi tre
nồm reo trong lá mây về cô thôn…
là nơi xin dựa gốc lòng
một tôi sáo thổi tay nâng điệu chiều
nơi nào miễu vắng tàn xiêu
đậu con cà cưỡng trong kêu có hồn
là chân khi lội ngang đồng
sóng lau còn dợn xanh tràn qua xưa…
nơi nào lột vỏ nang khô
xỏ chân tiểu tử cười mơ dặm hài
là nơi tìm mãi không ai. . ?
thuở trâu lăn vũng thời ngây cánh cò
nơi nào cau rụng tàu mo
dựng con ngựa kéo lo cò quanh sân
là đây cúi trước mộ phần
ngậm nghe sâu cạn mẹ phân chuyện hò
nơi nào nhạt nắng như tơ
vương lan là khói che mờ là sương
lạnh rồi bếp cũ người nhen
còn nguyên
đó đụn rơm buồn cõi con…”

KHKTMĐ K1 Gang of Seven meeting on November 17, 2014 at the Coffee Shop with the unknown address in Saigon, VietNam







Lễ tốt nghiệp của Nguyễn Minh Trí, út nam của Nguyễn Trí Dũng K1, tại trường Trung Học Kỹ Thuật Don Boso, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, Viet Nam, vào ngày 17 tháng 11 năm 2014, BS in Robotics Engineering.







Chúc cháu Nguyễn Minh Trí nhiều may mắn đi theo con đường đã chọn với nhiều thành công trong tương lai.



Có ai biết Nguyễn Tuấn không? Tác giả Ngô Nhân Dụng





Hình chụp từ máy thu hình kiểm soát an ninh của tiệm bánh donuts nằm ở ngã tư Roscoe Boulevard và De Soto Avenue, thành phố Canoga Park, California, US, trứớc nửa giờ anh Nguyễn Tuấn bị chiếc xe hơi đâm vào tiệm này và đụng vào anh khiến anh tử thương vào đêm 4 tháng mười năm 2014. Nguyễn Tuấn là một thuyền nhân tỵ nạn, vô gia cư, được cư dân địa phương ở thành phố Canoga Park, CA, US, biết đến nhiều năm qua như một người hiền lành và ưa giúp đỡ người khác.

I wish his soul would be home country.


Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.

Khi chết đi, trong túi Nguyễn Tuấn chỉ có mấy tấm vé sổ số cũ, 350 đô la tiền mặt, và một điện thoại di động. Thi hài anh được đưa vào nhà xác thành phố, tạm ghi tên là John Doe No. 278. John Doe là cái tên chung đặt cho những người không biết rõ họ, tên. Giống như lối người Việt gọi những người không rõ họ tên Nguyễn Văn Mỗ. Anh là tên Nguyễn Văn Mỗ thứ 278, trong số mấy trăm di hài vô thừa nhận trong nhà xác Los Angeles, một thành phố dân số gần 10 triệu.

Sở giảo nghiệm (Coroner) chắc đã nhờ cảnh sát hỏi nhân viên làm trong quán cà phê mà đêm nào anh cũng tới, biết người ta gọi anh là “Tuan,” họ “Nguyen.” Vậy chắc tên anh là Nguyễn Tuân hay Nguyễn Tuấn. Nhưng vì anh không mang giấy tờ nào, cũng không thấy thân nhân nào đến nhận diện, cho nên họ vẫn ghi cái tên John Doe No. 278. Dấu tay anh được đưa cho cảnh sát tìm thêm, nhưng họ tìm không thấy trong các hồ sơ lưu trữ. Cả đời anh chưa bao giờ bị bắt vì phạm tội. Có người cho biết tuổi anh, chắc sinh vào năm 1961. Sở Xe tự động (DMV) cho chạy tên Tuan Nguyen 1961 trong máy vi tính, hy vọng tìm ra các chi tiết khác. Máy cho biết có 623 người họ, tên tương tự. Nếu tìm trong hồ sơ của Sở Di trú chính phủ Mỹ, chắc có thể thấy những dấu tay giống của anh; vì khi một di dân vào nước Mỹ thế nào cũng được lấy dấu tay. Nhưng trước đây gần 40 năm chưa có máy vi tính để chứa được nhiều dữ kiện trong hồ sơ các di dân như vậy. Cuối cùng, trước pháp luật, anh chỉ là John Doe No. 278, vô danh.

Thi hài Nguyễn Tuấn đang được giữ trong phòng lạnh của thành phố, với vài trăm người khác. Người ta sẽ lấy mẫu sinh học DNA từ người anh, lưu giữ để sau này cần sẽ dùng. Trong thời gian từ ha đến sáu tháng, nếu không ai đến nhận, anh sẽ được hỏa thiêu, rồi đưa về cất tại nghĩa trang của Quận Los Angeles. Trong vài năm, nếu vẫn chưa ai tìm, tro của anh sẽ được đem chôn. Mỗi năm, vào tháng Mười Hai, thành phố sẽ làm một lễ cầu nguyện cho tất cả những người được chôn chung như anh. Tôi viết bài này để xin báo Người Việt đăng ngày 22 tháng 11 năm 2014, nhân dịp 49 ngày Nguyễn Tuấn. Để xin quý vị cùng cầu nguyện hương linh anh bước vào một cõi bình an vĩnh cửu.

Tôi biết đến Tuan Nguyen nhờ đọc ký giả David Montero, tác giả bài “Who was Tuan Nguyen?” Tuan Nguyen là ai? trên tờ Los Angeles Daily News, số ngày 25 tháng Mười. Anh Thiện Giao, chủ bút nhật báo Người Việt, đã gửi bài ký hay cho tòa soạn cùng học hỏi. Montero đã tìm thêm, biết Tuan Nguyen là một người Việt trong số những thuyền nhân, “boat people” chạy khỏi nước Việt Nam trước đây hơn 30 năm.

Những người đầu tiên Montero phỏng vấn chắc là các nhân viên tiệm bánh, ai cũng nhớ Tuan Nguyen. Họ cho biết mỗi buổi tối anh đều tới quán đúng 9 giờ, trả một đô la mua ly cà phê. Anh cho rất nhiều đường và chỉ quấy sữa bột, không bao giờ dùng sữa lỏng. Anh ngồi ở một cái bàn nhất định, nếu chỗ đó có ai ngồi thì anh chờ tới lúc bàn trống mới vào. Lý do vì cái bàn đó gần chỗ cắm điện để anh “chạc” máy điện thoại di động. Vì cái máy đó mà mỗi đêm anh đến quán cà phê “chạc” điện. Buổi tối anh qua đời, cái máy vẫn còn chạc chưa đầy.  Chắc anh chỉ dùng cái cell phone để chơi “games,” các trò chơi điện tử. Trong máy không ghi lại một số điện thoại của người nào. Cũng không thấy số điện thoại nào gọi tới mà không gặp. Anh có rất nhiều bạn trong khu này; nhưng chắc anh không gọi cho ai bao giờ.

Tuan Nguyen sống không nhà, một người “homeless.” Mỗi ngày anh đi lượm lon, bán lấy tiền sống. Tối ngủ quanh quẩn trong công viên Canoga Park hay Winnetka Park. Ký giả Montero đã hỏi chuyện bà Lori Huynh, 77 tuổi. Bà biết Tuấn đã 20 năm nay; thân với nhau vì cùng trải qua cảnh vượt biển. Bà Huỳnh đi năm 1980 khi chồng bà còn nằm tù trong trại “cải tạo.” Chiếc thuyền chở 300 người chạy trốn chế độ cộng sản; tới được một hòn đảo ở Indonesia, bà đã sống ở đó sáu tháng. Bà Huỳnh kể lại nhiều cảnh hãi hùng. Năm 1986 bà mua lại một tiệm làm Nails.  Thấy một anh da vàng hay đi qua lại, bà làm quen, mời anh ly cà phê. Hai năm sau Tuấn mới thổ lộ, kể rằng cha mẹ anh đã chết hết trên biển; anh là người duy nhất còn sống sót.

Không biết gia đình Nguyễn Tuấn vượt biển năm nào. Năm nay anh 53 tuổi thì chắc lúc đến nước Mỹ anh đã hơn 13 rồi. Tuấn kể với bà Huỳnh rằng cha mẹ anh từng làm việc tại “cơ quan điện nước” ở thành phố Sài Gòn. Gia đình sống trong khu chúng cư, một khu nhà đẹp đẽ thuộc lớp trung lưu, của sở. Anh đã học Trung học Petrus Ký lúc trường chưa bị đổi tên; vậy trước 1975 anh đã hơn 10 tuổi. Anh kể khi đi học anh giỏi toán. Nhiều người cũng nhớ lại trong túi đeo vai của anh lúc nào cũng có một cuốn sách, lâu lâu anh lại ngồi xuống vẽ các đồ biểu hay hình học.

Nhà báo Montero cũng gặp Ben Massaband, chủ nhân một tiệm giặt khô trong 32 năm qua, nằm bên cạnh tiệm Nails của bà Huỳnh. Lâu lâu Tuan Nguyen vẫn giúp ông đem thùng rác ra cho xe đổ rác lấy. Ông nói, “Tôi gặp Tuan Nguyen nhiều hơn gặp vợ con.” Cô Kate Leone là chủ nhân một tiệm thẩm mỹ gần đó; cô kể có lần Tuan Nguyen đã giúp cô mà không cho cô biết. Một tối Chủ Nhật cô Kate đóng cửa tiệm mà không vặn khóa. Tiệm nghỉ ngày Thứ Hai, đến sáng Thứ Ba cô tới mới biết mình đã quên. Sau khi kiểm soát khắp chỗ, thấy không mất gì cả, cô vào coi lại trong máy truyền hình tự động. Trong cuộn phim cô nhìn thấy anh Tuan Nguyen đã đứng gác trước cửa tiệm giúp cô cả ngày Thứ Hai; có lúc anh đi khỏi, khi quay về lại kiểm soát xem có ai mở cửa vào tiệm hay không. Cô Maria Avila là thợ hớt tóc, biết Tuan Nguyên rất nhiều, mỗi năm cô cắt tóc cho anh hai lần. Cô kể mỗi lần lại bảo cô cắt cho anh không lấy tiền, nhưng lần nào anh cũng từ chối, nhất định trả đủ 10 đô la. Cô vừa nói vừa khóc: “Tuan Nguyên nghĩ chúng tôi săn sóc anh ấy, nhưng thực ra chính anh đã chăm sóc cho chúng tôi.”

Một người bạn “homeless” của Tuan Nguyên là bà Brooke Carrillo, 42 tuổi. Năm ngoái bà bị mất nhà, vì mất việc rồi không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Mỗi Thứ Năm bà đến nấu nướng giúp nhà thờ, cung cấp bữa ăn cho những người vô gia cư khác. Tuan Nguyên tuần nào cũng tới, lần chót là hai ngày trước khi anh mất. Bà còn nhớ anh thích ăn mì spaghetti kiểu Ý và nước trái cây. Bà biết anh thường ngủ ở công viên Winnetka Park hoặc một chỗ kín đáo trên con đường đó. Bà Carrillo đang sống trong cái xe hơi cũ của mình, trên nóc xe chất đầy đồ, phủ mền kín. Hàng ngày bà cũng đi lượm lon. Bà cần tiền đổ xăng, vì phải di chuyển chiếc xe hơi trong những ngày đường cấm đậu xe. Bà nhớ lại có lần hết tiền mua xăng, Tuan Nguyên cho. Bà cũng khóc, “Anh ta là một người nhân từ, hào hiệp, không bao giờ làm phiền ai cả.”

Bà Huỳnh vượt biển đã bán tiệm Violet Nails từ năm 2007, sau khi quen Nguyễn Tuấn 20 năm. Bà đã giặn dò người chủ mới “phải trông nom cho Tuấn” như một điều kiện khi bán tiệm. Và những người chủ mới vẫn giữ lời; nghe tin anh chết, ai cũng khóc. Họ đem hoa tới đặt tại nơi xẩy ra tai nạn. Cách đây ít lâu, Tuan Nguyên trúng vé số, được 800 đô la. Anh đã đi mua hoa đến tặng tiệm Violet Nails và mua nước hoa tặng các cô nhân viên.

Ký giả David Montero, dưới tựa bài “Who was Tuan Nguyen?” đã viết thêm một dòng tự nhỏ: “Bạn bè kể lại niềm bí ẩn của người vô gia cư chết tai nạn xe hơi ở LA” (Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident).

Nhưng nhiều bí ẩn khác trong cuộc đời Nguyễn Tuấn sẽ không bao giờ được kể lại. Tại sao anh phải sống không nhà suốt mấy chục năm qua, trong khi nhiều thiếu niên cùng tuổi với anh đến tị nạn ở Mỹ một mình, các em đó vẫn sống  được, nhiều người đã thành công? Anh đã chứng kiến những thảm cảnh nào trong chuyến vượt biển, lúc 14, 15 tuổi Nguyễn Tuấn chỉ kể chuyện đời mình với bà Huỳnh sau hai năm quen biết, và bà kể lại rất ít chi tiết. Có phải vì anh vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lạ quá khứ hay không? Cái chết của cha mẹ anh, và bao nhiêu người khác trong chuyến đi đã ảnh hưởng tới tâm não anh thế nào? Anh đã trông thấy những gì, nghe những âm thanh nào trên mặt chập trùng gào thét? Nguyễn Tuấn mang theo những niềm bí ẩn đó xuống tuyền đài. Chắc hương hồn anh đã bay ngay lập tức về Biển Đông tìm gặp lại cha mẹ anh. Dân tộc Việt đã vác cây thánh giá trong bao nhiêu năm, hết cuộc chiến tranh lại đến chế độ độc tài tàn ác khiến mấy trăm ngàn người phải chết chìm trên biển cả khi chạy tị nạn. Nguyễn Tuấn vẫn một mình vác cây thánh giá đó bao nhiêu năm, cho đến ngày 4 tháng Mười năm 2014.

Nhưng có một điều rõ ràng, minh bạch, không bí ẩn trong cuộc đời Nguyễn Tuấn: Anh qua đời, tất cả những người quen biết anh đều thương tiếc – như David Montero kể. Không một ai nói một kỷ niệm xấu nào. Một người “không bao giờ làm phiền ai cả” như bà Carrillo nói về anh, đã khó kiếm. Nhưng Nguyễn Tuấn còn đáng ngợi khen hơn thế nữa. Anh nhân từ, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người chung quanh. Thấy có thể giúp được ai, là giúp, như một Hướng Đạo sinh tuân theo lời hứa thứ hai. Giúp một người chủ tiệm quên khóa cửa cho tới một người bạn homeless thiếu tiền đổ xăng; và chắc còn bao nhiêu người khác mà ký giả Montero không gặp. Nguyễn Tuấn sống một mình nhưng không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến người khác. Anh sống vô gia cư nhưng có cả một gia đình lớn, là những người gặp gỡ hàng ngày, ai cũng quý mến anh. Anh tận tình giúp người mà không muốn nhờ vả ai, không chờ ai đền đáp. Anh giữ tư cách, không nhận người khác bố thí cho mình, dù chỉ là công cắt tóc trị giá 10 đồng. Khi có tiền, 800 đô la là một món tiền lớn đối với anh, anh không hưởng một mình mà đem chia sẻ niềm vui chung với những người tử tế quanh mình.

Nguyễn Tuấn đã theo một quy tắc cư xử mà loài người vẫn dậy nhau mấy ngàn năm nay: Sống đàng hoàng tử tế; người khác sẽ tử tế với mình. Cứ thế, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới gồm những người tử tế.

Một thiếu niên bơ vơ nơi đất khách quê người, không thân thích, không nơi nương tựa; chắc anh đã trả qua những thất bại lớn trong đời nên sống vô gia cư mấy chục năm nay. Nhưng khi qua đời anh vẫn được người khác kính trọng. Anh sống ở Mỹ, nhưng nếu sau khi vượt biển anh có lưu lạc đến xứ Zambia hay Equator thì chắc tư cách đàng hoàng của anh vẫn không thay đổi. Cha mẹ anh đã dậy dỗ thế nào để đứa con giữ được tư cách như thế? Họ đã học hỏi từ đâu mà truyền lại cho anh các đức tính kể trên? Cha mẹ anh chỉ dậy anh theo truyền thống dân Việt. Nền luân lý mấy ngàn năm để lại, cùng nền nếp xã hội trước năm 1975 tạo môi trường đào luyện những con người như Nguyễn Tuấn.

Có ai biết Nguyễn Tuấn không? Chúng ta vẫn có hàng triệu, hàng chục triệu những Nguyễn Tuấn đang được cha mẹ người Việt Nam làm gương và dậy bảo. Để các em sẽ trở thành những con người nhân từ, hào hiệp, sống tư cách đường hoàng như Nguyễn Tuấn. Dù còn ở trong nước hay đang sống khắp bốn phương trời, những Nguyễn Tuấn vẫn mang theo truyền thống luân lý của tổ tiên làm hành trang cho cả cuộc đời.

Nguyễn Tuấn mang trong mình một di sản văn hóa anh đã nhận được từ cha mẹ, ông bà, từ những người cùng sống trong xã hội chung quanh từ lúc anh sinh ra đời. Anh đã  sống di sản văn hóa đó suốt cuộc đời một người vô gia cư. Cuộc sống càng gian nan, các đức tính anh thể hiện càng sáng lên rực rỡ.

Đọc xong bài báo của David Montero, nhiều người không cầm được nước mắt. Nhưng không cần ai thương xót Nguyễn Tuấn. Chúng ta có thể còn hãnh diện về Nguyễn Tuấn. Vì mình là một người Việt Nam như anh. Tôi muốn dậy các con tôi tấm gương của anh: Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.